6. Đóng góp của đề tài
1.3.2. Điều kiện gia đình và bản thân Milan Kundera
Như đã giới thiệu ở trên, Milan Kundera sinh ra trong một gia đình trí thức trung lưu, cha là nhà soạn nhạc Ludvik Kundera (1891-1971) - người thầy dạy đàn piano đầu tiên của ông. Sau này Kundera cũng theo học nhạc lí. Tham khảo và ảnh hưởng âm nhạc có thể tìm thấy trong tác phẩm của ông, thậm chí ông còn đưa các nốt nhạc vào giữa các trang viết của mình khiến các bài thơ và tiểu thuyết của ông luôn đậm nhạc tính. Kundera học văn chương, mỹ học tại đại học Karlova, sau đó chuyển sang học biên kịch và đạo diễn tại Học viện biểu diễn nghệ thuật Praha. Ông là nhà văn Séc bị tác động bởi không khí chính biến, là người bị coi là có nhiều “tì vết trong lí lịch chính trị”. Do ý thức hệ bị ảnh hưởng nặng nề bởi Thế chiến thứ hai và tình trạng quân Đức chiếm đóng nên năm 1948, khi còn rất trẻ, ông tham gia thành lập Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Hai năm sau ông lại bị khai trừ vì lí do “chống đảng”. Năm 1956 ông được tái kết nạp và lại bị khai trừ năm 1970. Khi trên đất nước Tiệp Khắc dấy lên phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì một thứ “chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt người”, phong trào về sau được gọi bằng cái tên ẩn dụ là “mùa xuân Praha”, Kundera trở thành một trong những nhân vật hàng đầu của bộ phận văn học trong phong trào này, có chân trong ban lãnh đạo Hội nhà văn Tiệp Khắc. Xã hội Tiệp Khắc xôn xao vì tiểu thuyết Chuyện đùa của Kundera có nội dung đánh giá lại một cách mỉa mai “thời kì xây dựng cơ sở của chủ nghĩa xã hội” và bài phát biểu của ông tại ðại hội nhà vãn lần thứ IV (1967), một ðại hội có ý nghĩa trọng đại đáng nhớ
trong cao trào của phong trào dân chủ, trong đó ông khẳng định: “đầu tiên là sự chiếm đóng, sau đó là chủ nghĩa Stalin” đã hạ thấp văn học Czech xuống mức một thứ “chủ nghĩa tuyên truyền trống rỗng”; sự phồn vinh của dân tộc nhất thiết phải phụ thuộc vào cao trào văn hóa được khởi lên từ những năm 60. Rồi cuộc đổ bộ bằng xe tăng của quân đội Xô viết vào Tiệp Khắc ngày 21 tháng 8 năm 1968 được Kundera xem như một đòn đánh nặng nề chứ không phải là sự thất bại của mùa xuân Praha. Ông cho rằng, thành công lớn của dân tộc là trong vòng nửa năm ở Tiệp Khắc là Đảng Cộng sản vẫn duy trì được sự lãnh đạo như trước. Nhân dịp Giáng sinh, Kundera đã viết một bài ca ngợi tinh thần bất khuất của dân tộc Czech: “Có niềm tự hào của những dân tộc huênh hoang với những cuộc hành binh của các Napoleon và Suvorov của mình, nhưng cũng có niềm tự hào của những dân tộc không bao giờ xuất khẩu những Suvorov hung bạo” và bày tỏ hi vọng vào sự kiên cường của nhân dân Czech có học thức và biết suy nghĩ…
Chính những nhạy cảm về chính trị như thế khiến tác phẩm của M.Kundera mang không khí thời đại rất rõ. Và chính những đổ vỡ trong nhận thức với nhiều chế độ xã hội nên M.Kundera có quan niệm nghệ thuật về con người hết sức mới mẻ. Kundera hoài nghi, giễu nhại tất cả bảng giá trị văn hóa, sự tồn tại của kiếp người, xem những giá trị, chuẩn mực truyền thống chỉ là trò chơi.