Nhìn chung về cảm quan hậu hiệnđại trong tiểu thuyết của Milan Kundera

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 27)

6. Đóng góp của đề tài

1.3.Nhìn chung về cảm quan hậu hiệnđại trong tiểu thuyết của Milan Kundera

Milan Kundera

1.3.1. Tư tưởng - văn hóa Tiệp Khắc thời đại Milan Kundera

Đất nước Tiệp Khắc trong suy nghĩ của những người quan tâm đến là đất nước của nhiều dấu mốc lịch sử. Hoàn cảnh nước Tiệp Khắc thời đại Milan Kundera sống và sáng tạo là nước Tiệp Khắc từ những năm 50 của thế kỉ XX trở đi. Chúng tôi đã tiến hành tổng kết bức tranh nước Tiệp Khắc thời đại Kundera bằng việc sơ lược về lịch sử như sau:

Sau khi thế chiến thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo - Hung, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố độc lập. Sau đó, Ruthenia cũng được sát nhập vào Tiệp Khắc vào tháng 6 năm 1920. Lúc đó, Tiệp Khắc là một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế giới.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít ở Đức bắt đầu đe dọa tiến hành xâm lược Trung Âu. Sau khi sát nhập Áo vào lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc trở thành mục tiêu tiếp theo của phát xít Đức. Tháng 4 năm 1938, Đức nêu yêu sách đòi vùng đất Sudentenland của Tiệp Khắc. Anh, Pháp vì không muốn chiến tranh với Đức đã quyết định vứt bỏ liên minh quân sự với Tiệp Khắc. Và hậu quả là đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc đã bị Đức chiếm đóng. Trong những năm Thế chiến thứ hai, khoảng 390.000 người dân thành thị, trong đó có 83.000 người Do Thái đã bị giết hại hoặc hành quyết, hàng trăm người bị đưa vào các nhà tù và các trại tập trung để làm công việc khổ sai. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với việc cuộc khởi nghĩa Praha lật đổ ách thống trị của phát xít Đức thành công và quân đội Liên Xô, Mĩ tiến vào Tiệp Khắc.

Từ năm 1945-1946, hầu như toàn bộ người Đức thiểu số (khoảng 2,7 triệu người) đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc sang Đức và Áo. Sau thế chiến thứ hai, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc nhanh chóng phát triển do sự thất vọng của người Tiệp Khắc đối với phương Tây vì đã vứt bỏ họ và do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Liên Xô. Trong cuộc bầu cử năm 1946, Đảng Cộng sản trở thành chính đảng lớn nhất và chính thức cầm quyền từ tháng 2 năm 1948. Sau đó, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã xây dựng một chính quyền toàn trị cộng sản.

Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây dựng một nền kinh tế kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong hai thập niên 1950, 1960, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Xã hội Tiệp Khắc dưới chế độ toàn trị của chính quyền cộng sản trở nên thiếu dân chủ. Năm 1968, phong trào “Mùa xuân Praha” bùng nổ đòi tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị, song sau đó bị quân đội Liên Xô đàn áp và dập tắt.

Tháng 11 năm 1989, cuộc “Cách mạng Nhung lụa” diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ. Ngày 01 tháng 01 năm 1993,

Tiệp Khắc diễn ra cuộc “chia li trong hòa bình”. Hai dân tộc Séc và Slovakia tách ra, thành lập hai quốc gia mới là Cộng hoà Séc và Cộng hòa Slovakia.

Từ những thống kê trên chúng ta có thể đi đến một nhận định chung rằng: hiện thực Tiệp Khắc thế kỉ XX là một thời kì đầy sóng gió và biến động. Những cuộc chiến tranh, cách mạng, những thể chế xã hội thay đổi khiến nền văn hóa xã hội Tiệp Khắc cũng kéo theo nhiều sự thay đổi. Từ một đất nước thuộc một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế giới do thừa hưởng 78-80% các cơ sở công nghiệp của Áo-Hung trở thành một đất nước oằn mình thảm khốc trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Từ một nhà nước tư bản theo thể chế cộng hòa (1918) trở thành nhà nước dân chủ nhân dân theo hướng xã hội chủ nghĩa (sau Thế chiến hai) với sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Từ một chính quyền cộng sản dân chủ đưa đất nước tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế (trong thập niên 1950, 1960) trở thành chính quyền thiếu dân chủ, làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng (từ thập niên 1970). Rồi sau cuộc “Cách mạng Nhung lụa” (1989), Tiệp Khắc lại trở lại quá trình dân chủ. Chính sự thay đổi trên khiến tư tưởng-văn hóa Tiệp Khắc luôn tồn tại trong những ý thức hỗn loạn, tranh chấp. Những yếu tố riêng về hoàn cảnh văn hóa tạo cho đất nước này những sự đa dạng và phức tạp trên khía cạnh tư tưởng-văn hóa. Trong hoàn cảnh đó dự cảm về sự đổ vỡ các bảng giá trị, sự hoài nghi về sự tồn tại của kiếp người, sự xô lệch của hiện thực… sớm xuất hiện trong tư tưởng của những nhà văn nhạy cảm như Milan Kundera. Đây chính là lí do khiến các nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn trong văn học Tiệp Khắc có con đường phát triển mạnh mẽ, riêng biệt. Đối với các nhà lãng mạn Tiệp Khắc như Kundera thì hiện thực chẳng có gì là chắc chắn. Những quy ước xã hội và văn học chẳng mảy may có lợi ích gì, thậm chí trở nên nguy hiểm. Sự thiếu tin tưởng ấy khiến nhân vật của họ là những cá nhân cô đơn, lẻ loi, tách xa với đời sống cộng đồng, thậm chí xa lạ với chính người thân của họ, thiếu đi những giá trị truyền thống. Họ còn bị ám ảnh bởi chết chóc, mang tâm trạng bất an, lo lắng… Minh chứng rõ ràng cho

những điều đó được Milan Kundera cụ thể hóa trong những nhân vật của mình. Đó là những con người “vô tri” muốn quay lại “bản nguyên” để đi tìm câu trả lời thế nào là “sự bất tử” trong nỗi cô đơn lạc loài vì con người chỉ là trò chơi vô tăm tích. Qua những cách tân nghệ thuật của ông, chiều sâu tâm hồn con người được khai thác khá thành công, đồng thời thể hiện những khía cạnh dự đoán thiên tài của một nhà văn có tầm nhìn và tâm hồn nhạy cảm trước hiện thực và một khát vọng thể nghiệm nghệ thuật trong những sáng tạo mới lạ.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 27)