Sự phá giải các quan niệm truyền thống về thực tại cảm hứng giả

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 37)

6. Đóng góp của đề tài

2.1.2. Sự phá giải các quan niệm truyền thống về thực tại cảm hứng giả

giải cấu trúc về thế giới

Nhà nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh cho rằng: “xét theo quan niệm về thực tại và con người, văn học nghệ thuật thế kỉ XX có thể chia làm hai thời kì: chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Cái đầu gắn liền với những ảo tưởng về xã hội, con người, là loại hình nghệ thuật thể hiện trạng thái phấn khích, tích cực, cực đoan, tính không tưởng của tinh thần; cái thứ hai gắn với sự khủng hoảng đức tin, sự thất vọng về thực tại và con người tha hóa, dẫn tới sự “giải ảo tưởng”, “phản huyễn tưởng” và tính đa nguyên văn hóa” [6]. Trong văn học truyền thống, thực tại là một thế giới tồn tại như nó vốn có với đầy đủ các lớp lang, tồn tại, vận động và phát triển trong sự ràng buộc, trong sự liên hệ và chi phối chặt chẽ, và là một hiện thực có thật, được phản ánh bằng hình thức bản thân hiện thực đó (H.Balzac ví văn học như tấm gương đi ngoài đường). Văn học hậu hiện

đại lại nhìn thế giới trong sự phân rã. Thay vì sắp xếp, tổ chức một trật tự (cấu trúc), văn học hậu hiện đại lại hóa giải, phá bỏ cấu trúc (giải cấu trúc). Thay vì tìm kiếm một thực tại hài hòa bên trong con người, các nhà văn hậu hiện đại mất niềm tin về những tính cách nhân vật toàn vẹn nên đã xây dựng nhân vật là những kẻ cô đơn, xa lạ với thế giới và xã hội người xung quanh, đắm chìm triền miên trong “dòng ý thức khốn khổ”, thậm chí là đánh mất chính mình. Trong các tiểu thuyết của Milan Kundera luôn tồn tại một chủ đề: sự biến mất của con người trong thế giới hiện đại. “Con người biến mất, đằng sau hình ảnh của nó.

Hình ảnh và sự tha hóa mà nó làm nảy sinh […] Hình ảnh, không phải để phô bày, xác định con người, mà là để che lấp, xóa bỏ, tha hóa con người” [36;759]. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Milan Kundera hoặc mất tích giữa thế giới hiện đại, hoặc cuống quýt đi tìm mình như Laura, Agnès, Santal, Jan Mark…, hoặc được chuẩn bị và tự chuẩn bị để trở thành âm bản đối với hậu thế

như Goethe, Hemingway, Beethoven… Tất cả trở nên hỗn loạn giữa một thế giới hiện thực không có thật.

Thực tại vốn không hài hòa, toàn bích như quan niệm truyền thống mà đẫy rẫy những bất trắc, đổ vỡ, trong đó con người có nguy cơ bị triệt diệt tất cả mọi riêng biệt tế vi trước nền công nghiệp hình ảnh khổng lồ của các phương tiện thông tin đại chúng. Với Agnès, Chúa - đức tin - con mắt - chỗ dựa dẫm biến mất, thay vào đó là con mắt của chiếc máy ảnh paparazi tò mò, hung bạo, dối trá và con mắt lạnh lùng, xảo trá của chiếc camera. Những con mắt của thời hiện đại này bóc trần hình ảnh ông già Jimmy Carter gặp rủi ro vì bị cơn đau tim đột ngột thay vì hình ảnh một vận động viên tràn đầy sức lực. Và con mắt của thời hiện đại này đã “tồn tại rất lâu trước khi nó được phát minh ra: nó tồn tại dưới dạng bản chất phi thực thể của riêng mình” [36;72]. Vì thế hình ảnh Tycho Brahé “cựa quậy trên ghế, mặt tái đi, gác chân lên nhau, mắt trợn trừng” [36;71] vẫn hiện rõ trong tiếng cười chế nhạo sự bất tử của ông ta. Còn Goethe vẫn cư xử như đang được chụp ảnh bởi bóng các nhà nhiếp ảnh tương lai dõi nhìn… Rõ

ràng, cảm quan hậu hiện đại về thế giới hiện thực trong tiểu thuyết của Kundera đã phá giải các quan niệm truyền thống về thực tại.

Thực tại trong tiểu thuyết M.Kundera không yên bình, tĩnh tại, mang màu sắc lí tưởng như ảo tưởng của văn chương truyền thống mà bất ổn, gấp gáp xô đẩy, cuốn con người vào tốc độ chóng mặt, làm con người quên lãng, biến mất, hốt hoảng tìm mình. Dù được Jan Mark bí mật giúp đỡ nhưng Santal (Bản nguyên) vẫn không tìm thấy mình giữa muôn vàn xa lạ. Hồi hộp, khao khát, mải

miết đi tìm người đàn ông viết những lá thư “sắc sảo, lịch sự, không hề có ý mỉa mai, chọc ghẹo” [36;668], Santal tưởng thấy mình trong những lá thư thán phục của người đàn ông. Nàng mua cho mình chiếc áo đỏ mặc ban đêm như lời ca ngợi của người đàn ông đó. Nàng sung sướng, hài lòng, phấn khích… và đôi khi tự nhận ra “nàng đã tự đánh lừa mình, nàng đã tự đánh lừa mình một cách ngu ngốc nhất” [36; 674]. Trò chơi viết thư của Jan Mark tỏ ra không có hiệu quả khi Santal nhận ra sự thật: người đàn ông dấu mặt mà nàng tìm kiếm thực chất là người đàn ông luôn có mặt bên nàng. Và, có kiếm tìm mãi, rốt cuộc Santal cũng không gặp “bản nguyên” của mình. Laura (Sự bất tử) cũng đã đánh mất mình khi mang vẻ nũng nịu giả vờ ngồi lên đùi anh rể, khi mang cặp kính đen để che đậy cảm xúc giả dối, khi hét toáng lên muốn làm một “cái gì đó”… Nhân vật “tôi” (Chậm rãi) nuối tiếc vẻ chậm rãi, mơ màng của chàng Hiệp sĩ nhưng vẫn phải “nổ máy đi” trong khi Vincent “thèm khát tốc độ” để “quên nhanh cái đêm này đi, quên toàn bộ cái đêm bôi bác đó, đẩy nó đi, tiêu hủy nó đi” [36;603]. Trong khát vọng “chậm rãi” để tìm lại “bản nguyên”, con người vấp phải một thế giới không toàn vẹn nên ác mộng sẽ còn đeo bám, ngay cả khi “để đèn sáng suốt đêm” [36;749].

Rõ ràng, Milan Kundera đã phá giải các quan niệm truyền thống về thực tại khi nhìn thực tại trong sự phân rã. mất niềm tin vào sự tồn tại của con người. Điều này, một mặt thể hiện sự độc đáo trong sáng tác của M.Kundera, mặt khác tạo nên sự đa dạng, phức tạp, khó nắm bắt trong thế giới nghệ thuật của ông với tư cách là những ví dụ điển hình của văn chương hậu hiện đại.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w