Sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn một kiểu quan niệm về cấu

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 81)

6. Đóng góp của đề tài

3.3.1.Sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn một kiểu quan niệm về cấu

cấu trúc thế giới và vấn đề bản ngã cá nhân

Điểm nhìn nghệ thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Có rất nhiều người đưa ra khái niệm về điểm nhìn, tựu trung lại có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của anh ta. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá. Theo lí thuyết tự sự học, Thái Phan Vàng Anh đã tổng hợp tạm chia ba kiểu nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổ biến ở người kể chuyện: thứ nhất, nhìn “từ đằng sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri) khi người kể chuyện có vai trò

toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả. Thứ hai, nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể chuyện là nhân vật. Thứ ba, nhìn “từ bên ngoài” (gắn với điểm nhìn bên ngoài) khi người kể chuyện hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kể, anh ta chỉ có thể kể về những hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ không có khả năng am hiểu nội tâm họ.

Tuy nhiên, sự phân biệt trên hoàn toàn mang tính tương đối vì hầu như không có tác phẩm nào chỉ sử dụng một điểm nhìn mà các điểm nhìn được di động, sử dụng linh hoạt, phối hợp với nhau phục vụ cho ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhìn tiểu thuyết của M.Kundera trong mối tương quan với tiểu thuyết hiện đại, chúng tôi thấy tác phẩm của Kundera đã thiết tạo những hình thức tổ chức điểm nhìn đặc trưng, trong đó đáng chú ý là hiện tượng nổi bật: sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn. Sự bất tử được mở đầu bằng lời kể của nhân vật tôi. Toàn bộ tác phẩm khi đó được đặt dưới điểm nhìn của nhân vật tôi. Thế nhưng nhân vật tôi không phải là nhân vật trung tâm mà có vị thế ngang hàng với các nhân vật khác. Ngoài giáo sư Avenarius là người có mối quan hệ trực tiếp với nhân vật tôi, còn lại các nhân vật khác hầu như không có bất kì sự liên kết nào với nhân vật tôi, có chăng cũng chỉ có trong hình dung, tưởng tượng của nhân vật tôi. Vì thế khi tác phẩm chuyển sang tuyến truyện khác, nhân vật tôi đứng ngoài câu chuyện, điểm nhìn lúc bấy giờ đặt ở bên ngoài. Tuy vậy, tác phẩm lúc đó không đơn giản được thuật lại ở ngôi thứ ba mà có sự đan xen, hòa lẫn với ngôi kể ở ngôi thứ nhất. Có nhiều lúc câu chuyện đang được thuật lại với một cái nhìn toàn tri từ bên ngoài thì nhân vật tôi cắt ngang để xen vào những nhận xét, suy nghĩ, bình luận của mình. Sự pha lẫn này nhiều đến nỗi khó có thể phân biệt được tác giả đang đứng ở điểm nhìn nào. Sự bất tử là sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn trần thuật. Chẳng hạn, như trong phần một, câu chuyện về Agnès được thuật lại ở ngôi thứ ba, người kể đứng ngoài câu chuyện, ứng với nó là điểm nhìn bên ngoài. Nhưng ở đây, điểm nhìn lại đặt từ bên trong nhân vật, người kể có thể thâm nhập và phát lộ thế giới nội tâm, những suy tư, những giấc

mơ của nhân vật như thể người kể là nhân vật và chính nhân vật đang thuật lại câu chuyện của mình. Thế giới mỗi nhân vật là khác nhau, vì thế để nắm bắt được sâu sắc đời sống nhân vật, điểm nhìn (hay nói theo cách của Kundera là “sự chiếu sáng các nhân vật”) sẽ thay đổi, dịch chuyển theo từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Điều này cũng đúng với Chậm rãi.. Tương tự với Sự bất tử, Chậm

rãi cũng được mở đầu bằng lời kể của nhân vật tôi. Toàn bộ tác phẩm khi đó

cũng được đặt dưới điểm nhìn của nhân vật tôi. Nhân vật tôi không có mối liên hệ nào với các nhân vật trong truyện nhưng lại có cái nhìn toàn tri, thông suốt tất cả. Khi tác phẩm chuyển sang tuyến truyện khác, nhân vật tôi đứng ngoài câu chuyện, điểm nhìn được đặt ở bên ngoài. Và với cái nhìn toàn tri từ bên ngoài, nhân vật tôi có thể cắt ngang câu chuyện để xen vào nhận xét, suy nghẫm của mình. Đó là trường hợp Vincent với “cái lỗ cửa hậu”. Nhân vật tôi “không nén được nữa, xin nêu một nhận xét nhỏ về cơn ngẫu hứng này của Vincent…” [36;555]. Cũng có khi câu chuyện của các nhân vật được thuật ở ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn lại được đặt từ bên trong nhân vật nên khá gần với hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất. Nhân vật Vincent được đặt trong cái nhìn nhìn như vậy, còn các nhân vật khác thì tác giả chủ yếu phát lộ thế giới của họ từ điểm nhìn bên ngoài.

Bản nguyên không có sự xuất hiện của nhân vật tôi như nhiều tiểu thuyết

khác của M.Kundera. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng có sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn trần thuật. Thế giới nội tâm, những suy tư, giấc mơ… của nhân vật phát lộ ra ngoài nhờ điểm nhìn được đặt từ bên trong. Những nhận xét, bình luận của người kể chuyện cũng thoải mái được thể hiện nhờ cái nhìn toàn tri từ bên ngoài. Không có sự quy định nào cho việc đặt điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của M.Kundera. Bởi, sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn thể hiện một kiểu quan niệm về cấu trúc thế giới - cấu trúc lỏng lẻo, rời rạc (hay nói cách khác, đó là cái nhìn mang tính giải cấu trúc về thế giới); cũng bởi quan niệm của tác giả về con người bé nhỏ, vô tăm tích, vô ảnh, vô hình và sự tồn tại của con người thực ra là sự tồn tại của các giá trị ảo.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 81)