Sự cộng sinh của những huyền thoại

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 86)

6. Đóng góp của đề tài

3.3.3.Sự cộng sinh của những huyền thoại

Huyền thoại không phải đến thế kỉ XX mới xuất hiện, đó chỉ là thời điểm nở rộ của một hình thức tư duy nghệ thuật đã đạt đến độ chín. Huyền thoại trong nghệ thuật thế kỉ XX không phải là sản phẩm của tư duy nguyên hợp cổ xưa, cũng không chỉ là những yếu tố hoang đường, kì ảo nhý nội dung của khái niệm huyền thoại với tý cách là một thể loại. Huyền thoại thế kỉ XX bao gồm cả các yếu tố hoang ðýờng, kì ảo cùng với những chi tiết khác thường, phi ligic và cả những chi tiết, hình ảnh có thực trong đời sống nhưng được xếp bên nhau một cách cọc cạch, có khả năng tạo ra một cảm nhận khác lạ về thế giới. Các nhà văn từ hiện thực đến lãng mạn đều sử dụng huyền thoại như một phương thức biểu hiện mang tính ẩn dụ, biểu trưng trong sáng tác văn học. Huyền thoại trở thành một kiểu tư duy, một thủ pháp miêu tả hay phương thức khái quát hiện thực nổi bật trong văn chương đương đại. Chính vì vậy, sáng tác văn học sử dụng thi pháp huyền thoại đã và đang trở thành một trào lưu phổ biến và mang lại không ít thành công cho các nhà văn trên thế giới và cả Việt Nam. Tiểu thuyết của Milan Kundera hấp dẫn người đọc cũng một phần bởi đó là sự cộng sinh của những huyền thoại: huyền thoại triết học, huyền thoại văn học, huyền thoại về số phận con người… Đọc Sự bất tử, người đọc không thể không nhớ cuộc đối thoại

hết sức thú vị giữa Goethe và Hemingway ở thế giới bên kia. Trong cuộc đối thoại này, Hemingway tỏ ra tức giận vì “những lời buộc tội muôn đời của hậu thế”, vì “Thay cho việc đọc các tác phẩm của tôi, giờ đây họ lại viết về tôi. Rằng tôi không yêu các bà vợ của mình. Rằng tôi đã đấm vào mõm của một nhà phê bình. Rằng tôi đôi trá. Rằng tôi khoe bị hai trăm ba mươi vết thương nhưng thực ra chỉ có hai trăm mười vết. Rằng tôi là thằng thủ dâm. Rằng tôi làm mẹ tôi giận” [36;112]. Nhà văn Mĩ La Tinh này khảng khái bộc lộ thái độ “phỉ nhổ vào sự bất tử” bằng cách chuyển sang ở Cu Ba và từ chối đến Stockholm nhận giải thưởng Nobel bởi “Con người có thể chấm dứt cuộc đời. Nhưng không thể chấm dứt sự bất tử”. Hemingway cũng xúc động đến run người khi nói về giấc mơ của mình… Còn Goethe thì khẳng định: “Đó là sự bất tử đấy” và để an ủi Hemingway, ông kể về giấc mơ cuối cùng của mình. M.Kundera còn tưởng tượng ra cuộc dạo chơi của hai con người vĩ đại ở bên kia thế giới với cách “ăn mặc xoàng xĩnh”… Câu chuyện mang màu sắc huyền thoại đó là một phương thức mang tính ẩn dụ, rằng sự bất tử không phải là đời tư các danh nhân mà chính là giá trị những tác phẩm của các danh nhân để lại. Chưa dừng lại ở đó, M.Kundera còn tạo dựng một phiên tòa vĩnh hằng xử Goethe về vụ “Bettina” với ba lời chứng được trích, một của nhà thơ Đức Rainer Maria Rillke, một của nhà tiểu thuyết Romain Rolland và một của nhà thơ Paul Eluard . Màu sắc huyền thoại trong tiểu thuyết Sự bất tử còn xuất hiện ở câu chuyện về vị khách “đến từ một hành tinh khác, rất xa”, nơi những người sống không có khuôn mặt, hỏi Agnès và Paul: “trong cuộc sống tương lai ông bà cũng muốn sống cùng nhau hay không thích gặp nhau nữa?” [36;61,62] hay câu chuyện về người đàn ông lạ mặt trao cho Bernard tấm bằng có chữ viết: “tặng Bernard Bertrand danh hiệu

con lừa một trăm phần trăm” [36;170]… Trong tiểu thuyết Chậm rãi,

M.Kundera tưởng tượng ra một cuộc gặp gỡ kì lạ giữa chàng Hiệp sĩ ở thế kỉ XVIII và người đàn ông lạ mặt mặc trang phục cổ ở thế kỉ XX; giữa người đàn ông lạ mặt mặc trang phục cổ và Vincent. Tiểu thuyết Bản nguyên lại là một giấc

mơ triền miên mang màu sắc huyền thoại. Trong giấc mơ đó, nhân vật Santal có những suy nghĩ bất thường, khác lạ, bất ngờ nảy sinh trong tình huống cụ thể. Nàng bước ra khỏi khách sạn sau một đêm mơ khủng khiếp. Nàng quan sát nhóm người “như được lựa chọn theo cùng một khuôn: đàn ông đẩy xe chở đứa con, phụ nữ đi lon ton bên cạnh; khuôn mặt đàn ông hồn hậu, chăm chú, tươi tỉnh […]; khuôn mặt phụ nữ no nê, lơ đãng, thỏa mãn, đôi khi thậm chí chẳng hiểu sao lại có vẻ ác độc” [36;618]. Santal tự nhủ “đàn ông biến thành phụ nữ cả rồi” và chợt nảy ra ý nghĩ kì quặc: “tán tỉnh một bảo phụ như thế”. Ý nghĩ ngồ ngộ này khiến nàng buồn cười và tươi tỉnh lại. Khi nhìn “các bảo phụ không vướng bận con cái, các bảo phụ ranh ma tìm cách trốn tránh những mụ vợ của mình” [36;619], nàng lại “nảy ra thêm một ý về trò chơi quyến rũ quỷ quyệt lúc nãy” [36;619] và khẳng định chắc chắn: “Đúng, cánh đàn ông không còn bao giờ quay lại nhìn nàng nữa” [36;620]. Chính sự xuất hiện bất thường của suy tư khác lạ đang diễn ra ở nhân vật Santal cũng là một biểu hiện của tư duy huyền thoại trong tiểu thuyết của Kundera. Tư duy khác lạ này còn diễn ra ở nhân vật giáo sư Avenarius trong mong muốn không thể cưỡng lại được là chọc thủng lốp xe; ở nhân vật Laura (Sự bất tử) muốn làm “một cái gì đó” vô hình; ở thèm muốn sự chậm rãi của nhân vật “tôi” (Chậm rãi)...

Sự cộng sinh của những huyền thoại làm góp phần làm nên một thế giới đa sắc màu trong tác phẩm của M.Kundera, ghi nhận thêm một thành công về nghệ thuật tiểu thuyết.

KẾT LUẬN

1. Milan Kundera là một trong những bậc thầy của văn xuôi hậu hiện đại. Với những đóng góp tiêu biểu trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết, có thể xem ông như một sự tiếp nối hoàn hảo cho cảm quan hậu hiện đại thế kỉ XX. Kundera là nhà văn chứng kiến hầu hết những biến động phức tạp của thế kỉ và bản thân ông cũng hứng chịu nhiều tai ương mất mát do lịch sử, xã hội, chính trị đưa đến. Những tác động đó để lại dấu ấn khó phai mờ trong sáng tạo nghệ thuật của ông. Thành tựu mà M.Kudera để lại cho văn học Tiệp Khắc, văn học Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung giúp người đọc có cơ hội nhìn sâu sắc hơn một hiện thực xã hội Tiệp Khắc thế kỉ XX. Đó là một nền Cộng hòa phức tạp, chịu nhiều đau thương và chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng.

2. Trong quan niệm nghệ thuật của Milan Kundera, hiện thực thế giới đang diễn ra trước mắt đã chứa đựng những đổ vỡ, mất mát, hoài nghi… Ông đi sâu vào cảm thức về thân phận bé nhỏ, cô đơn, lạc lõng, thậm chí là bị xóa sổ của con người trong đời sống và cố tình giễu nhại, tung hê tất cả những gì được coi là thiêng liêng nhất. Những phi lí, vô nghĩa, đổ vỡ của cuộc đời đi vào sáng tác của nhà văn tạo nên một hệ hình văn học độc đáo và rất khó cảm nhận.

3. Thế giới nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Milan Kundera mang đến cho người đọc cảm nhận về nỗi cô đơn, xa lạ của những con người nhỏ bé, mang cảm giác bất an, lạc lõng, luôn ám ảnh bởi cái chết trước cuộc sống, thậm chí trước chính họ. Những con người đó quay cuồng trong cuộc sống phức tạp, đầy bất trắc để mong tìm ra mình nhưng rốt cuộc chỉ toàn gặp ác mộng. Cô độc trong khao khát đi tìm “bản nguyên” bám theo họ thật dai dẳng cho đến khi cái chết tìm đến như một sự giải thoát. Thậm chí, với những nhân vật như Goethe, Hemingway, Beethoven..., chết chưa phải là sự chấm hết. Họ vẫn phải đối mặt với sự phán xét của hậu thế. Họ còn bị đưa ra phiên tòa vĩnh hằng để xét xử. Sự

vĩ đại của họ bị nghi ngờ. Họ cũng là những cá nhân cô đơn khi độc giả không nhìn nhận họ qua các tác phẩm mà qua sự soi mói về cuộc đời.

4. Với mong muốn tái hiện bức tranh hiện thực, thể hiện trạng thái tinh thần ấy, Milan Kundera đã tiếp thu thành tựu của các nhà văn đi trước kết hợp với tư duy triết học mang màu sắc hiện sinh và một trí tưởng tượng cùng với trực giác nhạy bén tạo nên một thế giới nghệ thuật đầy lạ lẫm, mang cảm quan hậu hiện đại như một sự tiếp nối xuất sắc cho văn học hậu hiện đại trong thế kỉ XX. M.Kundera đã tạo ra thế giới nghệ thuật độc đáo của mình trong những miêu tả về chi tiết, tình huống, cốt truyện… mang tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại; trong sự hoài nghi về hiện thực, về các bảng giá trị…; trong việc vận dụng thủ pháp liên tưởng, ám gợi…

5. Những đóng góp và cách tân đáng chú ý của Milan Kudera xứng đáng với vị trí của ông trong lòng công chúng văn học, xứng đáng với vị trí người tiếp nối xuất sắc của văn học hậu hiện đại. Những thành công của văn học hậu hiện đại đánh dấu sự đóng góp to lớn của nhà văn Milan Kudera.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristoteles (1999), Nghệ thuật thi ca, (Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Thành Thế Yên Báy dịch-Đoàn Tử Huyến hiệu đính), Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Hoài Anh (2007), “Kundera, nhà tiểu thuyết sang suốt và cách tân”, Xác

và hồn của tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của

Milan Kundera, Luận văn thạc sĩ, (Đại học quốc gia Hà Nội).

4. Phan Tuấn Anh (2003), “Cái kì ảo trong văn học tiền hiện đại và cái huyền ảo trong văn học hậu hiện đại”, http://vannghequandoi.com.vn.

5. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh sưu tầm và biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Hà Nội.

7. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 8. Lại Nguyên Ân (2004), Một số vấn đề xung quanh phạm trù chủ nghĩa

hậu hiện đại thế giới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

9. Bakhtin .M. (1991), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

10. Badre.Frederic (2006), Tương lai văn học (Đa Huyên-Nguyễn Thanh Xuân dịch, Đoàn Cầm Thi giới thiệu), Nxb Đà Nẵng.

11. Văn Bảy (2013), “Tiểu luận Một cuộc gặp gỡ”, Thể thao và Văn hóa, Hà Nội. 12. Lê Huy Bắc (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Nxb Hội nhà văn,

Hà Nội.

13. Lê Huy Bắc (2013), Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

14. Brunel Patrick (2005), Văn học Pháp thế kỉ XX (Nguyễn Văn Quảng dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội.

15. Lê Nguyên Cẩn (2013), “Về một vài khái niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại”, Tham luận Hội thảo Văn học hậu hiện đại: lí thuyết và thực tiễn, Đại học sư phạm Hà Nội.

16. Congchuacaoly (2010), “Tính trò chơi trong những mối tình nực cười của Milan Kundera”, Văn học nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Compagnon. Antoine (2006), Bản mệnh của lí thuyết (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Dân (2011), “Chủ nghĩa hậu hiện đại – Tồn tại hay không tồn tại”, VanVN.Net.

19. Nguyễn Văn Dân (2013), “Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học – bản chất và đặc trưng”, Tạp chí Phê bình văn học.

20. Cao Việt Dũng (2009), “Hiện thực không biên giới của Milan Kundera”,

Nhịp sống Sài Gòn.

21. Đoàn Ánh Dương (2023), “Những ghi chú về nghệ thuật của Kundera”, Đọc “Một cuộc gặp gỡ”, Tia sáng, Hội nhà văn Hải Phòng.

22. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu (2001), Văn học

phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Phong Điệp, Lê Anh Hoài (2008), “Hậu hiện đại: đã và đang được Việt hóa”, http://pphongddiepj.net.

25. Grillet.Alain Robbe. (1986), Vì một tiểu thuyết mới, (Lê Phong Tuyết dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

26. Trần Thanh Hà, “Sự bất tử của Milan Kundera – Một sắc diện mới cho tiểu thuyết”, Tạp chí Sông Hương.

27. Trần Thanh Hà (2011), Quan niệm của Milan Kundera về tiểu thuyết qua

lý luận và thực tiễn sáng tác, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, (Thư viện Đại học

Sư phạm Hà Nội).

28. Trần Thanh Hà (2014), “Cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết của Milan Kundera”, www.vanchuongViet.org/.

29. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (2000), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

30. Trương Thị Ngọc Hân (2006), Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện

đại trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn,

Trường Đại học Vinh.

31. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 32. Đỗ Đức Hiểu (1983), Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Hoàng Ngọc Hiến (2008), “Tiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện

đại và chủ nghĩa hậu hiện đại”, Tạp chí Sông Hương, Thừa Thiên-Huế. 34. Inrasara (2007), “Hậu hiện đại là hậu hiện đại là…”, http://tienve.org/.

35. Inrasara (2008), “MANET, từ hiện đại đến hậu hiệnđại”, http://tienve.org/.

36. Kundera.Milan (1999), Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên (Ngân Xuyên dịch theo bản tiếng Nga), Nxb Văn học, Hà Nội.

37. Kundera.Milan (2001), Tiểu luận (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Văn hoá- thông tin, Hà Nội.

38. Kundera.Milan (2009), Những mối tình nực cười (Cao Việt Dũng dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

39. Kundera.Milan (2010), Vô tri (Cao Việt Dũng dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 40. Kundera.Milan. (2010), “Bản thân tiểu thuyết là sự giải thiêng”, (trả lời

phỏng vấn báo Sài Gòn tiếp thị, Cao Việt Dũng dịch), Sài Gòn tiếp thị. 41. Kundera .Milan (2010), Điệu Valse giã từ (Cao Việt Dũng dịch), Nxb Văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học, Hà Nội.

42. Kundera.Milan, “Hài kịch ở khắp nơi” (Comedy is evrywhere), (Phan Quỳnh Trâm dịch), Quicy phan.

43. Đông La, “Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta”,

http://www.vanchuongviet.org.

44. Nguyễn Danh Lam (2013), “Hóng chuyện Milan Kundera”, Báo Tuổi trẻ, Hà Nội.

45. Ngô Tự Lập (2008), Văn chương như là quá trình dụng điển, Nxb Tri thức, Hà Nội.

46. Trần Thảo Linh (2013), Nghệ thuật sáng tạo tiểu thuyết của Milan

Kundera qua Sự bất tử, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Khoa học xã

hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.

47. Lời tựa sách Điệu Valse giã từ, Tủ sách Đông Tây, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội. 48. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Meletinski .E.M. (2005), Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn, Song

Mộc dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

50. Hạ Mi (2013), “Tai họa của nhà văn”, Tiền Phong.

51. Mihalziloic.Ziasmamina (2004), “Những yếu tố của thi pháp hậu hiện đại trong văn xuôi Miloza Pavic”, (Thụ Nhân dịch), http://www.evan.com.vn.

52. Lê Thanh Nga (2006), “Huyền thoại hóa như một phương thức khái quát hiện thực đặc thù trong sang tác của F.Kafka”, Văn học nước ngoài.

53. Lê Thanh Nga (2006), “Thân phận con người trong sang tác của F.Kafka”,

Nghiên cứu văn học.

54. Lê Thanh Nga (2007), Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của

F.Kafka, Luận án tiến sĩ ngữ văn, (Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội).

55. Nhiều tác giả (2005), “Văn học hậu đổi mới tại Việt Nam, nhìn từ Pháp”,

http://www.tienve.org.

56. Đặng Thiều Quang (2009), “Milan Kundera khiến tôi bật cười và hổ thẹn…”, http://vietnamweek.net.

57. Nguyễn Hưng Quốc (2005), “Giễu nhại như một ý niệm”, http://www.tienve.org.

59. Nguyễn Hưng Quốc (2008), “Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và chủ nghĩa tiền vệ”, http://www.tienve.org.

60. Nguyến Hưng Quốc (2008), Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và những cái (cần) chết trong văn học Việt Nam, http//www.tienve.org.

61. Sartre .J.P. (1999), Văn học là gì? (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

62. Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh (1985), Văn học hiện thực và lãng mạn thế

kỉ XIX, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

63. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học tập tiểu luận, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

64. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 65. Lộc Phương Thủy (2005), Tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, Nxb Văn học, Hà Nội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 86)