Sự vô nghĩa, nhỏ bé của kiếp người

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 44)

6. Đóng góp của đề tài

2.2.2.Sự vô nghĩa, nhỏ bé của kiếp người

Triết học và văn chương truyền thống luôn coi con người là trung tâm của vũ trụ. Triết học hiện đại xem xét con người với tư cách là những thực thể số phận tồn -tại - trong - thế -giới. Văn chương thế kỉ XX, trên cơ sở đó, luôn hướng đến chiêm nghiệm thân phận con người trong tính chất bi đát của nó. Do vậy mà đôi khi trong cuộc sống, họ mờ nhạt, dường như không có hình dáng, số phận riêng mà chỉ là một sinh thể nhỏ bé giữa hàng nghìn hàng vạn “mẫu số chung”. Những con người như thế đã đi vào tác phẩm của Milan Kundera để ẩn dụ cho sự vô nghĩa, nhỏ bé của kiếp người. Nếu nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực được lấy từ nguyên mẫu trong cuộc sống có tên tuổi, tiểu sử, hình dáng rõ ràng thì khi “tiếp xúc” với nhân vật trong tiểu thuyết của M.Kundera, người đọc không thể biết được lai lịch, tuổi tác của họ, cả ngoại hình, cử chỉ cũng không

được miêu tả kĩ, thậm chí cái tên cũng bị lược bớt chỉ còn lại kí hiệu (như trường hợp những người tình của Rubens trong Sự bất tử được dùng các kí hiệu là cô A, cô B, cô C,…). Điều này khiến thế giới nhân vật của Kundera hiện lên rất sơ sài, trong những nét chấm phá, nhưng không phải không gây ám ảnh đối với người đọc. Hai nhân vật Agnès và Laura (Sự bất tử) là những minh chứng. Khi miêu tả vóc dáng của Agnès, tác giả Kundera sử dụng hình ảnh mũi tên hướng xuống ở trên, mũi tên hướng lên ở dưới, “thân thể vươn lên như ngọn lửa. Còn cái đầu thường xuyên cúi xuống: một đầu óc hoài nghi nghiêng xuống mặt đất” [36;327]. Chỉ với những chi tiết hết sức đơn giản và mơ hồ của những mũi tên, cái vẫy tay duyên dáng, hình ảnh cô gái cầm nhành lưu ly đi trên phố… người đọc thấy được một Agnès luôn lơ đãng, luôn muốn thoát khỏi cái cuộc sống mà nàng đang tồn tại; một Agnès luôn băn khoăn đi tìm “khuôn mặt riêng mình”, “khuôn mặt bản thể”. Cuộc hành trình tìm lại ý nghĩa đích thực cho cuộc sống của mình, tránh xa sự giả tạo, tránh xa những thứ hư danh… của nàng thật cao cả nhưng vô vọng, bế tắc. Con người bé nhỏ, vô nghĩa biết bao trong cái thế giới hỗn độn này! Trái ngược với Agnès, tác giả sử dụng hình ảnh mũi tên hướng lên ở trên, mũi tên hướng xuống ở dưới, “cái đầu chứa đầy mơ mộng hướng lên trời. Còn thân thể bị hút xuống đất” [36;326] và hình ảnh chiếc kính râm, rồi hành động “thoạt đầu nàng đặt ngón tay vào điểm giữa hai bầu vú, dường như muốn chỉ vào chính cái tâm điểm của cái chúng ta gọi là cái “tôi” của mình. Sau đó nàng hất tay ra trước, như muốn gửi cái “tôi” đó đến chốn xã xôi tận chân trời vào cõi vô tận” [36;287] để miêu tả Laura. Laura giả tạo, luôn muốn nâng cái tôi của mình lên, vì nó mà sẵn sàng đấu tranh. Miêu tả nhân vật mà giản lược tới mức tối thiểu thân phận, tên tuổi, hình dáng như thế, nhà văn Milan Kundera muốn nhấn mạnh rằng: con người trong cuộc sống này nhỏ bé đến vô cùng.

Santal trong Bản nguyên cũng là một nhân vật bị lược bỏ như thế. Quẫy đạp trong những giấc mơ đi tìm lại chính mình, Santal biểu lộ sự mất phương hướng nên càng vùng vẫy, nàng lại càng tuyệt vọng. Không tìm thấy mình trong

cuộc sống thật, nàng cũng không thể tìm thấy bản thân trong những giấc mơ nặng về xác thịt. Thân thể nàng đã hoàn toàn tách rời khỏi tâm hồn nàng. Qua những giấc mơ, M.Kundera đã đặt cái hữu hạn, nhỏ bé của kiếp người vào cái vô hạn đầy biến cố xung quanh để họ cảm thấy sự yếu đuối, bất lực, vô nghĩa của mình trước thế giới vô cùng.

Công nhận sự thật hiển nhiên: “Tất cả mọi tiểu thuyết của mọi thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi” [37], M.Kundera cũng khám phá con người và cái tôi của họ qua diễn biến tâm lí nhưng ông không chú trọng vào việc để nhân vật độc thoại nội tâm, ít khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Ông để nhân vật phát ngôn và đứng hẳn bên ngoài sự đoán định về chính bản thân họ như thể giữa nhân vật và thân xác của họ không có mối liên quan đến nhau. Tâm lí nhân vật luôn chuyển hướng bất ngờ, khó đoán định đến mức chính họ cũng không nhận thức được. Họ chỉ biết làm theo tiếng gọi của tiềm thức như giáo sư Avenarius chuyên chạy bộ ban đêm để đâm nát những bánh xe ô tô như một cách giải trí, cử chỉ giơ cánh tay phải lên một cách vui vẻ, nhẹ nhàng, duyên dáng của Agnès vì thương cảm cho cậu bạn trai trong lần hẹn hò(Sự bất tử) hay như sự ám ảnh thốt ra lời về “cái lỗ cửa hậu” của Vincent (Chậm rãi)… Khám

phá thế giới nội tâm nhân vật nhưng lại không thực sự xuất phát từ nhân vật, M.Kundera muốn nêu bật lên cái “vô tri” thường trực của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại - một minh chứng cho sự nhỏ bé, vô nghĩa của kiếp người.

Để khám phá nhân vật với những bất ngờ, khó đoán định, M.Kundera đã đặt nhân vật vào các tình thế hiện sinh tiêu biểu. Bản nguyên đặt ra vấn đề con người quay cuồng đi tìm mình, đi tìm bản nguyên và các khả năng con người của mình trong thế giới hiện đại càng trở nên bức bối, thống thiết hơn bao giờ hết.

Chậm rãi buộc con người phải đối mặt với thời gian và tốc độ. Trong nhịp sống

gấp gáp của cuộc sống hiện đại, con người đánh mất bản thân. Họ ngơ ngác tìm lại mình giữa vô vàn sự kiện đang dồn dập xảy ra xung quanh. Sự bất tử đặt con

ảnh… Những công cụ ấy đã thay cho con mắt, lời phán xét của Chúa trời. Con người bị “lột trần” trước dư luận, cái tôi cá nhân bị đè bẹp. Đó là bi kịch của con người luôn tồn tại trong trạng thái bị coi rẻ và tự coi rẻ bản thân mình vì cảm nhận được đến tột cùng sự vô nghĩa của kiếp người trong thời đại kĩ thuật hiện đại, trong cuộc sống số.

Tóm lại, trong thế giới nghệ thuật của M.Kundera, sự tồn tại của con người không có ý nghĩa như những thực thể mà trôi nổi, vô định trong thời gian, không gian… Sự tồn tại của nó thực sự không hề có ý nghĩa. Nó nhỏ bé đến vô nghĩa, yếu đuối đến bất lực. Nó bị đè bẹp bởi hàng vạn những thứ cũng vô nghĩa không kém trong thời hiện đại.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 44)