Sự hoài nghi về các lí giải thế giới và con người

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 54)

6. Đóng góp của đề tài

2.3.3.Sự hoài nghi về các lí giải thế giới và con người

Khác với văn học thế kỉ XIX, thường có ý thức đặt con người trong mọi mối quan hệ với môi trường, hoàn cảnh, từ đó, trên cơ sở xác lập cho nó một vị trí, sẽ đi tìm hiểu, lí giải các vấn đề của con người và thế giới trong tham vọng toàn tri. Chính vì lẽ đó mà thế giới ngày nay có được những di sản của Balzac, Stendhal, Dostoievski..., những "tấm gương" được làm nên bởi những "thư kí trung thành của thời đại", những tấm gương mà khi nhìn vào đó, người ta có thể nhìn thấy một cách chân thực, sinh động "lịch sử nước Pháp", "tâm hồn người Nga"... Văn học thế kỉ hiện đại, khởi đầu từ J.Joyce, M.Proust, F.Kafka... đã không còn hứng thú đi tìm hình dáng, số phận con người với tư cách là sản phẩm của hoàn cảnh để trình bày những vấn để thuộc phạm trù đạo đức, mà nó tìm cách cắt nghĩa, lí giải con người trong tính độc lập, như là nghiên cứu tính chất vô thừa nhận của con người. Văn học hậu hiện đại thậm chí không còn truy vấn về con người trong motip đó, nó chỉ trình bày những hoài nghi của nó về con người và thế giới.

Là một người làm triết học bằng văn học, một trong những nỗi băn khoăn của M.Kundera, cũng như những bậc tiền bối mà ông tôn kính, chắc chắn là những lí giải về thế giới và con người. Nhưng nếu Kafka, người mà Kundera rất tôn sùng và thừa nhận đã chịu nhiều ảnh hưởng, cố gắng cắt nghĩa, lí giải về con người, về thế giới với tính chất phi lí của nó, thì Kundera đã không làm như thế. Những gì ông viết, thiên về trình bày sự hoài nghi hơn là lí giải.

Cũng phải nhắc đến đây, một cách thật công bằng, rằng, Kundera không phải là nhà văn đầu tiên đặt ra trong tác phẩm của mình nỗi hoài nghi. Kafka, Camus... đều đã làm như thế. Điểm khác của Kundera là đặt ra vấn đề một cách da diết hơn. Thêm nữa, không phải để lí giải những hoài nghi, ông lặng lẽ trình bày những hoài nghi.

Trở lên, luận văn có nhắc đến sự tồn tại nhiều văn bản trong tiểu thuyết của Kundera, ở đấy có các văn bản lí luận văn học, văn bản triết học, văn bản lịch sử... Sự dung hợp thể loại, tri thức... để làm nên kiểu kết cấu độc đáo này có thể coi là một kì tích của nhà văn. Nhưng từ một cách nhìn khác, có thể thấy đây như là sự thể hiện thẳng thắn của một mỗi bất tín về mọi lí giải về con người. Nhiệm vụ của triết học, của lịch sử, của văn học, xét đến cùng là gì, nếu không phải là sự cắt nghĩa, lí giải về con người và cuộc sống? Trong ý nghĩa ấy, người ta thường cần một sự khúc chiết, rành mạch, nhất là đối với triết học hay lịch sử. Nhưng dường như Kundera không mấy tin vào điều đó khi ông đem tất cả những tri thức ấy, hoặc ít nhất là những hình thức văn bản ấy đặc bên nhau trong một liên kết lỏng lẻo, cọc cạch, đôi khi, thậm chí còn có sự cự cãi.

Vả chăng, trong các sáng tác của mình, dường như nhiều khi không mấy quan tâm đến những lí lẽ về con người hay tồn tại. Nhiều khi, giữa các văn bản hay các ý tưởng, lập luận thường có các yếu tố khác ngoài nó bất ngờ chen ngang, như là biểu hiện của bất tín nhận thức. Nhiều khi các nhân vật của ông tỏ ra nghi ngờ tất cả: tôn giáo, triết học, khoa học, lịch sử. Khi nói về mối quan hệ giữa người với Chúa - thực ra là một kiểu nhận thức về con người và thế giới, nhà văn đã để cho Agnès suy nghĩ: "Tạo hóa đặt vào máy tính chiếc đĩa có lập chương trình chi tiết rồi bỏ đi. Ý nghĩ cho rằng Chúa sáng tạo ra thế giới, sau đó bỏ mặc nó cho những con người mồ côi xoay vần, rằng loài người kêu cầu Chúa là tiếng kêu vào chỗ trống không lời đáp - những ý nghĩ đó chẳng mới mẻ gì. Nhưng bị Chúa của tổ tiên chúng ta bỏ rơi là một chuyện, còn nếu chúa - người sáng chế ra máy tính vũ trụ, bỏ rơi chúng ta lại là một chuyện hoàn toàn khác. Thay cho chúa ở đây là một chương trình khác được thực hiện không sai lệch cho dù vắng người" [36;18]. Hoặc, cũng có thể thấy ở đây những nghi ngờ của nhà văn về những lí giải của con người về triết học:

"Mở quyển tạp chí ra, nàng nói:

- Nếu anh đặt cạnh nhau hai khuôn mặt khác nhau, lập tức anh nhận ra chúng chẳng khác nhau điểm gì. Nhưng khi anh đặt cạnh nhau hai trăm ba mươi

khuôn mặt, bỗng anh bắt đầu hiểu rằng tất cả đó chỉ là một khuôn mặt được nhân lên nhiều bản và rằng không bao giờ tồn tại một cá nhân nào cả.

- Agnès, - giọng của Paul bỗng trở nên nghiêm trọng, - khuôn mặt em không giống một khuôn mặt nào khác.

Agnès không nhận ra sự thay đổi trong giọng nói của Paul và nàng mỉm cười. - Em đừng cười. Anh nghiêm túc đấy. Khi em yêu ai, em sẽ yêu khuôn mặt người ấy, như vậy khuôn mặt đó trở nên giống với những khuôn mặt khác.

...

- Anh hãy thử hình dung là anh sống trong một thế giới không có gương. Anh cố nghĩ về khuôn mặt mình. Anh tưởng tượng nó như hình ảnh bên ngoài của cái bên trong anh. Sau đó khi anh vào tuổi bốn mươi, có ai đó lần đầu tiên trong đời đưa cho anh một tấm gương. Hãy thử hình dung cơn ác mộng đó sẽ như thế nào" [36;47]

Đoạn đối thoại trên xuất phát từ việc Agnès sau khi xem một quyển tạp chí từ trang đầu đến trang cuối, chỉ gặp toàn những gương mặt, với con số tổng cộng là hai trăm ba mươi. Họ bàn về chủ nghĩa cá nhân, về sự tồn tại của con người trong thế giới. Hai người tranh cãi, nhưng họ không đi đến một hiểu biết thống nhất vì mỗi người mải mê theo đuổi những suy nghĩ riêng tư của chính mình trong sự trải nghiệm và lí giải về một vấn đề, vốn mức độ quan tâm cả hai cũng khác nhau. Và điều quan trọng là mỗi người đều nghi ngờ ý những lí giải của đối phương. Thực tế này diễn ra không chỉ một lần, mà khá phổ biến trong các tiểu thuyết của Kundera: thường mỗi khi tranh luận một vấn đề về con người, về cuộc sống, các nhân vật của ông chuyện trò với nhau trên tinh thần của những người điếc. Nghĩa là họ đối thoại, tranh biện đấy nhưng mãi mãi không hiểu nhau, mãi mãi không có một sự gặp gỡ.

Sự hoài nghi về những lí giải về con người và thế giới cũng tạo ra trong tác phẩm của nhà văn này những ngộ nhận hài hước. Đấy là sự nhầm lẫn giữa lịch sử với triết học, sự nhầm lẫn các thể loại văn học hay nhầm lẫn ngay cả với

các nhà văn. Ví dụ như ông để những tín hiệu để nhận biết Goethe vào trong bản trích ngang về Schiller; có khi ông để những tư tưởng triết học trong mối quan hệ với hoạt động tạo mẫu. Trên tinh thần đó, dường như, mỗi khi nhắc đến những lí giải của các hình thái ý thức, các hệ tư tưởng về con người về thế giới, tiểu thuyết của Kundera thường thể hiện một thái độ giễu nhại sâu sắc.

Chương 3

CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA MILAN KUNDERA TRÊN MỘT SỐ BÌNH DIỆN HÌNH THỨC 3.1. Tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại

3.1.1. Tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại nhìn từ cốt truyện

Thế kỉ XX với những biến động lịch sử đã tạo nên những bước ngoặt về tư tưởng trong tư duy nhân loại. Đó là sự nở rộ các học thuyết, trường phái, là sự tranh biện đến mức cực đoan cho những quan niệm của mình. Lí thuyết trò chơi ra đời, nổi lên như một chủ âm trong lí thuyết phương Tây thế kỉ XX và được ứng dụng rộng rãi vào văn học. Vậy trò chơi là gì? Để hiểu về trò chơi trong sáng tạo văn học không thể tách rời bản chất của trò chơi từ góc độ phi văn học. Trò chơi thực chất là một cách sáng tạo ra mô hình thế giới mới, phá vỡ những giới hạn của thực tại, kiến tạo nên một thế giới khác có không gian, thời gian riêng, chi phối người chơi trong những quy tắc chặt chẽ nhất thời. Bởi trò chơi kiến tạo nên một thế giới khác, dựa trên một thế giới có sẵn và không hoàn toàn thoát li thế giới ấy nên trò chơi có tính chất lưỡng diện, vừa nghiêm túc, vừa phi nghiêm túc, vừa hiện thực, vừa ước lệ, vừa mang tính quy tắc, vừa mang tính tự do nên đã thiết lập được mối quan hệ giữa trò chơi từ góc độ phi văn học và trò chơi như một hoạt động sáng tạo văn học. Sáng tạo văn học thực chất cũng là một trò chơi khi nó kiến tạo nên một thế giới thứ hai không đồng nhất với thế giới thực. Sáng tạo những kiểu trò chơi đem đến cho văn học một năng lượng mới trong sự khám phá về thế giới và phơi bày bản thể ở chiều sâu nhất của con người. Hegel cho rằng: “Trò chơi là sự thăng hoa nhất và nghiêm túc nhất”. Schiller nói: “Con người chỉ toàn vẹn khi y chơi”. Eugen Fink quan niệm: “Chơi, được xem là có chức năng như một sự gián đoạn nhất thời, một sự tạm ngừng”. Nó giải thoát con người khỏi những ám ảnh, lo âu về “mục tiêu tối hậu”, giúp con người được sống toàn vẹn với bản thể như một hiện tượng hiện sinh. Do đó,

sáng tạo trò chơi trong văn học là một thước đo tư duy nghệ thuật của nhà văn, cho thấy anh thấu nhận đến đâu bản chất của cuộc sống và chiều kích sâu xa của bản ngã con người.

“Tiếng gọi của trò chơi” là một trong bốn tiếng gọi đối với Milan Kundera, là những ngả đường phát triển của tiểu thuyết hiện nay. Kundera cho rằng, tiểu thuyết nếu bỏ lỡ cơ hội nghe thấy những tiếng gọi ấy sẽ chỉ là một cái “nghĩa địa” hay “hầm mỏ đã cạn kiệt”. Trò chơi trong quan niệm của M.Kundera là sự khước từ cái thật, cái nghiêm túc. Trò chơi là cái không thật, phù phiếm và hài hước. Cái hài hước là một thuộc tính của trò chơi. M.Kundera cũng ý thức rõ về sức mạnh của những thủ pháp nghệ thuật tạo nên tính trò chơi trong văn học. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh thủ pháp giễu nhại - một đặc trưng để tạo ra cái hài hước, để giải thiêng sự trang nghiêm, sự thật hay chân lí. Nhại không phải là thủ pháp đặc thù của thời hiện đại. M.Kundera khi nghiên cứu về sáng tác của Rabelais, Cervantes đã nhấn mạnh yếu tố nhại như một thủ pháp để tạo nên tính trò chơi trong tác phẩm. Đến lượt mình, Kundera đã sử dụng giễu nhại như một trò chơi trong cách viết để tạo ra cái hài hước, để giải thiêng những gì nghiêm túc, thiêng liêng; đùa giỡn những cái trang nghiêm, mực thước, hạ bệ chúng để tạo ra tiếng cười và đưa ra một quan niệm mới về thế giới. Vì thế, trong tiểu thuyết của M.Kundera, không có gì đáng tin, mọi thứ đều phù phiếm, vô nghĩa – dù là tình yêu, chân lí, tôn giáo hay niềm kiêu hãnh của con người… M.Kundera khẳng định: “Tinh thần nhại theo lối trò chơi đã tạo nên một thế giới tưởng tượng trong đó chẳng có gì là chắc chắn cả và mọi thứ đều hơi buồn cười”. Thủ pháp nhại đem đến cho tác phẩm tinh thần không nghiêm túc của trò chơi. Thủ pháp này được sử dụng đắc địa trong hầu hết tác phẩm của M.Kundera. Đầu tiên là nhìn từ cốt truyện.

Cốt truyện là khái niệm ra đời từ thời kì cổ đại. Trong nghệ thuật thi ca, Aristoteles đã nhận định: “cốt truyện là yếu tố đầu tiên, là linh hồn của bi kịch rồi sau đó mới đến tính cách nhân vật” và “cốt truyện của bi kịch được định

nghĩa như sự sắp xếp các sự cố”. Aristoteles chia cốt truyện ra làm ba phần: phần đầu, giữa và kết thúc. “Phần đầu giới thiệu hành động chính theo cách nào đó để người đọc háo hức chờ đợi diễn biến tiếp theo, phần giữa kết thúc sự kiện trước đó và gợi sự kiện tiếp theo, phần kết tiếp nối những gì đã xảy ra không gợi dẫn phần sắp đến và tạo ra cái kết nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá của người đọc” [1;181]. Khái niệm cốt truyện của Aristoteles chỉ dừng lại ở phạm vi cốt truyện bi kịch thời cổ đại, không phải là một khái niệm hoàn chỉnh của văn xuôi hiện đại. Nhưng trải qua quá trình phát triển của lịch sử văn học, trên cơ sở ban đầu đó, từng thời kì văn học có những định nghĩa phù hợp hơn với những đặc thù lịch sử nhận thức thời đại. Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N.Pospelov cho rằng cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ hành động của nhân vật. Hành động là sự thể hiện các cảm xúc, ý nghĩa, ý định của con người. Tuy nhiên, G.N.Pospelov không chỉ chú ý đến những hành động tạo ra những biến động bất ngờ, gay gắt trong số phận nhân vật mà ông còn quan tâm đến “sự vận động của hành động chủ yếu chỉ xảy ra bên trong” mà cơ sở là sự vận động của trạng thái tinh thần nhân vật. Trong sách Lí luận văn học do Hà

Minh Đức chủ biên, cốt truyện được định nghĩa là một hệ thống các tình tiết, sự kiện, biến cố phản ánh những biến cố của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách các nhân vật hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa chúng nhằm làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề tác phẩm. Lê Bá Hán và Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu

cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tác phẩm tự sự và kịch” [29;55]. Nhìn chung, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm cốt truyện nhưng có thể tóm gọn như sau: cốt truyện là thành phần cơ bản của tác phẩm tự sự bao gồm các tình tiết, sự kiện đan cài nhau được tác giả trình bày theo một kết cấu chặt chẽ nhằm làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề tác phẩm.

Cốt truyện truyền thống được coi là “xương sống”, có cấu trúc toàn vẹn, khép kín và quy tắc, trình bày theo trình tự: mở đầu, phát triển đỉnh điểm và kết thúc, tuân theo trật tự thời gian tuyến tính. Những điểm cách tân thể hiện trong triết lí sáng tác của M.Kundera cũng được thể hiện trong hệ thống cốt truyện khá mới mẻ mang tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại.

Với mục đích tìm hiểu tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại nhìn từ cốt truyện nghệ thuật, chúng tôi quan niệm khái niệm cốt truyện phải được hiểu như một khái niệm dung chứa những yếu tố, những khả năng để có thể tạo ra tính nghệ thuật cho một tác phẩm văn học, làm lộ diện dụng ý của nhà văn. Như thế, trật tự tự nhiên hay trình tự đã được gia công của các sự kiện chỉ là những thao tác, cách thức giúp nhà nghiên cứu đến gần với bản chất của một đối tượng nghệ thuật. Cốt truyện trong truyền thống thường được xây dựng trên cơ sở những quy phạm của chính truyền thống ấy nên chúng thường dễ nắm bắt, còn ở tiểu thuyết của M.Kundera lại rất khó nắm bắt vì sự đa tuyến của nó.

Sự bất tử là tác phẩm tập hợp nhiều tuyến truyện khác nhau xoay quanh

ba tuyến chủ đạo. Tuyến thứ nhất là câu chuyện giữa nhân vật tôi và giáo sư Avenarius. Tuyến thứ hai tập trung vào cuộc sống và mối quan hệ của ba nhân vật Agnès, Paul, Laura. Tuyến thứ ba nói về cuộc truy đuổi tình yêu - sự bất tử

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 54)