Quan điểm tiếp cận cảm quan hậu hiệnđại trong tiểu thuyết của

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 26)

6. Đóng góp của đề tài

1.2.3.Quan điểm tiếp cận cảm quan hậu hiệnđại trong tiểu thuyết của

“lượn vòng”, “phức điệu”, “khúc biến tấu” và “kiểu tản văn” của “kiểu Kundera” phát triển cao độ, thuần thục, tự nhiên. Những thành quả ông để lại được chính thời gian công nhận. Đến nay, thế giới nhắc nhiều đến ông không chỉ bởi tài năng, trí lực mà còn ở vai trò đi tiên phong trong những thành tựu văn học.

1.2.3. Quan điểm tiếp cận cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera Milan Kundera

Chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành một hiện tượng văn hóa của thế giới thế kỉ XX. Xuất phát từ các nước tư bản phát triển, nó được coi như những gì đến sau so với chủ nghĩa hiện đại. Ở các nước hậu công nghiệp này (chủ yếu là Mĩ và các nước châu Âu), người ta không còn đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại của chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng. Người ta cho rằng, văn học hậu hiện đại thoát thai từ văn học hiện đại chứ không phải là một hệ hình riêng. Và lí thuyết hậu hiện đại là nhiều vấn đề, không thể ôm trùm tất cả các vấn đề vào trong một luận văn thạc sĩ. Do đó, điều chúng tôi quan tâm nghiên cứu, trong giới hạn phạm vi đề tài, là hình thức tư duy nghệ thuật của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Không thể phủ nhận những thành tựu rực rỡ của văn học hậu hiện đại trong thế kỉ XX. Những dấu ấn mà nó để lại tạo nên ám ảnh sâu sắc cho bao thế hệ người đọc. Cảm quan hậu hiện đại trở thành một hình thức tư duy nghệ thuật, phương thức tái hiện hiện thực riêng biệt, hiệu quả. Trong tiểu thuyết của M.Kundera, cảm quan hậu hiện đại khắc dấu rõ nét ở cả nội dung và hình thức. Chính vì thế, nghiên cứu vấn đề này trong tiểu thuyết M.Kundera có thể xem là một tiền đề để khẳng định những giá trị nghệ thuật, cách tân, đặc sắc thi pháp

cho một thời kì văn học. Nhưng hạn chế về ngoại ngữ khiến việc tiếp cận cảm quan hậu hiện đại khó khăn hơn nên vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ sẽ không thuộc phạm vi quan tâm của luận văn.

Cùng với những bước tiến của khoa học - kĩ thuật, các yếu tố tư tưởng, triết học…, chúng ta có những cái nhìn bao quát toàn diện hơn những bước tiến của văn học hiện đại, cũng đồng thời có cái nhìn so sánh với văn chương hậu hiện đại khi các nhà văn hậu hiện đại có những điểm khác trong quan niệm nghệ thuật về con người và khác về phương thức nghệ thuật. Tuy nhiên, vấn đề hậu hiện đại vẫn đang còn vài ý kiến ngược chiều (Nguyễn Văn Dân), ở đây chủ yếu dựa theo những ý kiến đa số, không phải là tuyệt đối. Và dù có thể đây đó có ý kiến không chấp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng thực tế là đã có một giai đoạn văn học vượt qua quy phạm của chủ nghĩa hiện đại. Thực tế văn học ấy có vẻ tương xứng với tên gọi mới.

Có nhiều cách thức, nhiều bình diện để tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng cách thức nào, bình diện nào được lựa chọn nghiên cứu còn phụ thuộc vào cả yếu tố khách quan và chủ quan, thậm chí là cảm quan của người viết.

Một phần của tài liệu Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu) (Trang 26)