Hoàn thiện các quy định hướng dẫn về ODA do tỉnh HouaPhan ban hành

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 98)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HOUAPHAN ĐỐI VỚI ODA

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định hướng dẫn về ODA do tỉnh HouaPhan ban hành

Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Luật đấu thầu... để tăng cường giám sát ODA, cần phải ra soát các quy định của các văn bản pháp quy hiện hành, trên cơ sở đó nghiên cứu bổ sung sửa đổi các quy định đã lỗi thời, trong đó có các quy định về quản lý và sử dụng ODA.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định hướng dẫn về ODA do tỉnh HouaPhan ban hành hành

Trên cơ sở hệ thống pháp lý khung và các cơ chế, chính sách chung về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của cả nước, hiện tại tỉnh HouaPhan ngoài nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, một vài chỉ đạo và chỉ thị chung của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Tỉnh về đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ngoài nước nói chung trong đó có ODA, thì Tỉnh chưa ban hành được hệ thống các văn bản pháp quy cụ thể về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh vì vậy đã hạn chế rất nhiều khả năng thu hút và tổ chức quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của tỉnh.

Trong thời gian tới việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy cụ thể về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh HouaPhan cần tập trung thực hiện trên các nội dung sau:

Thứ nhất, Tỉnh cần phải sớm xây dựng và ban hành đề án “Định hướng, thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh HouaPhan đến năm 2020”

Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư tại tỉnh và có một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh HouaPhan. Nhưng tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh mới phê duyệt được danh mục các dự án/chương trình kêu gọi ODA đến năm 2015, chưa có một chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA cụ thể cho từng

lĩnh vực, vì vậy việc cần làm đầu tiên trong việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh HouaPhan là tỉnh phải sớm xây dựng và ban hành đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh HouaPhan đến năm 2020”. Việc xây dựng và ban hành được dự án này là cơ sở pháp lý quan trọng và là kim chỉ nam cho hoạt động thu hút và quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh HouaPhan.

Nội dung cụ thể của đề án cần phải làm rõ có các vấn đề sau:

+ Đánh giá tình hình ODA của thế giới và Lào có ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh HouaPhan

+ Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh HouaPhan từ xưa đến nay, đặc biệt là việc thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh thời kỳ 2008 – 2012

+ Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh HouaPhan đến năm 2020 + Các giải pháp để thực hiện đề án.

Thứ hai, xây dựng và ban hành “Quy chế quản lý các chương trình/dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh HouaPhan”

Từ kinh nghiệm của một số nước và một số tỉnh, thành phố trong nước đã quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn....vv. Thì các đơn vị này đều ban hành tổ chức thực hiện Quy chế quản lý các chương trình/dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đây được coi là một cơ sở pháp lý hiệu quả cho qúa trình tổ chức thực hiện các chương trình dự án ODA.

Đối với tỉnh HouaPhan từ xưa đến nay chưa xây dựng được quy chế này mà mới hoàn thiện và thực hiện dựa vào quy chế chung của cả nước dưới sự hướng dẫn của các Bộ ngành, nên đã gây không ít khó khăn cho các đơn vị được giao quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình/dự án ODA. Việc sớm xây dựng và ban hành “Quy chế quản lý các chương trình /dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tại tỉnh HouaPhan” là một yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết cho quá trình tổ chức thực hiện và là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh HouaPhan của Lào.

Quy chế được xây dựng trên cơ sở các căn cứ sau:

+ Căn cứ vào cơ chế và chính sách và các nội dung hướng dẫn cụ thể khác về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Bộ, ngành.

+ Căn cứ vào quy trình thủ tục hiện tại về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức mà tỉnh đang áp dụng

+ Căn cứ vào kinh nghiệm tổ chức quản lý tốt nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của một số nước và một số tỉnh, thành phố trong nước.

Nội dung của Quy chế cần phải hướng dẫn thực hiện cụ thể các bước công việc như sau:

+ Xác định chương trình/dự án và tìm nguồn vốn + Xây dựng và lập hồ sơ chương trình/dự án + Thẩm định dự án

+ Kinh phí lập dự án và thẩm định dự án

+ Đàm phán, phê duyệt, ký kết các văn bản dự án + Thẩm quyền và cấp ký kết

+ Quản lý văn bản ký kết, trao đổi tài liệu và mẫu vật + Tổ chức thực hiện án

Thứ ba, cụ thể hóa một số cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu hút, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn Tỉnh.

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách chung mà Chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban hành thực hiện trong cả nước; có những vấn đề thuộc thẩm quyền quy định cụ thể của địa phương, có những vấn đề qua thực tiễn phát sinh mà cơ chế chính sách hiện tại hoặc cơ chế chính sách chung đem áp dụng tại tỉnh sẽ trở nên không phù hợp ... vv. Chính vì vậy việc ra soát để bổ sung hoặc cụ thể hóa một số cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu hút, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bản tỉnh là việc làm rất cần thiết để hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu hút, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn tỉnh.

Các cơ chế, chính sách cần phải được rà soát để cụ thể hóa là các cơ chế về

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 98)