Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 82 - 84)

VỊ TRÍ CỦA TỈNH HỦA PHĂN

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do yếu kém trong năng lực quản lý ODA của chính quyền Tỉnh. Do mô hình tổ chức quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Tỉnh còn chưa phù hợp. Bộ máy tổ chức quá cồng kềnh, thiếu đồng bộ, thiếu tính thống nhất và tập trung do thành lập quá nhiều các ban chỉ đạo và ban quản lý dẫn đến khó cho việc chỉ đạo và hiệu quả không cao. Việc thẩm định phê duyệt dự án còn kéo dài trong khi đó chất lượng thiết kế các dự án của chính quyền tỉnh chưa cao dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế, quy mô vốn trong quá trình thực hiện.

Cơ chế làm việc kiêm nhiệm hiện nay đối với cán bộ có chuyên môn giỏi tham gia Ban chỉ đạo, Ban Quản lý Thực hiện Chương trình/Dự án ODA và các Ban quản lý dự án của Tỉnh chưa khuyến khích và chưa tạo ra động lực cho họ hăng say làm việc hết mình với chuyên môn do chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng, sòng phẳng và bình đẳng. Do không có phân biệt số lượng dự án tham gia quản lý là bao

nhiêu dự án nên dẫn đến tình trạng có những cán bộ làm việc kiêm nhiệm cùng một thời điểm phải tham gia quản lý rất nhiều dự án nhưng cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp như những cán bộ quản lý khác.

Năng lực trình độ quản lý đối với nguồn ODA của đội ngũ cán bộ công chức còn có những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay.

Đối với đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp kêu gọi, tìm kiếm và đàm phán các chương trình/dự án ODA còn yếu về kỹ năng giao tiếp với các nhà tài trợ nước ngoài (khả năng về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, hiểu biết văn hóa phong tục của các nước ...). Trong khi đó do điều kiện địa lý của Tỉnh là một Tỉnh nghèo miền núi, lại cách xa các trung tâm lớn nên rất khó khăn trong việc thu hút các chuyên gia có trình độ cao, có kinh nghiệm và kỹ năng tốt trong lĩnh vực này về làm việc tại Tỉnh.

Đối với đội ngũ quản lý trực tiếp và tổ chức thực hiện các chương trình/dự án ODA còn rất nhiều vấn đề bất cập và hạn chế đặc biệt là năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (làng, bản) tham gia quản lý ODA.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát chưa được đặt đúng tầm và chưa tương xứng với vị trí và ảnh hưởng của nguồn ODA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát còn bị bó hẹp, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để răn đe, ngăn chặn kịp thời các hành vi làm sai quy định gây lãng phí, thất thoát và tham nhũng nguồn vốn ODA.

Thủ tục hành chính được coi là một trong những rào cản lớn trong quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các chương trình/dự án của Lào và HouaPhan cũng không phải là ngoài lệ.

Mặc dù đã thể hiện quyết tâm cao trong việc cam kết cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính nói chung và đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các chương trình/dự án ODA, nhưng việc thực hiện thủ tục hành chính tại tỉnh HouaPhan vẫn còn nhiều bất cập, thời gian giải quyết lâu đặc biệt là việc thực hiện các thủ tục liên quan đến việc lập và phê duyệt các chương trình/dự án; các thủ tục cho quá trình lựa chọn nhà thầu; thủ tục nghiệm thu thanh quyết toán vốn ... do tỉnh chưa ban hành được quy định cụ thể danh mục thủ tục hành chính đối với việc thực hiện các chương trình/dự án ODA, trên cơ sở đó đã quy định rõ cơ quan và thời gian giải quyết từng thủ tục đi kèm với

việc ban hành các chế tài giám sát, kiểm tra việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính và chấp hành thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Tỉnh.

Thứ hai, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh còn ở trình độ thấp, xuất phát từ một trong những tỉnh nghèo của Lào thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 461USD/đầu người/năm, tỉ lệ hộ đói giảm nghèo ở mức cao, chiếm gần 30% trình độ dân trí thấp. Xuất phát từ điều kiện đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 80% dân số mà chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa quen với sản xuất tự cung tự cấp mà chưa có nhiều hiểu biết về hội nhập cộng với điều kiện học hành và đào tạo rất yếu kém ... nên đã ảnh hưởng tới việc quản lý các nguồn vốn đầu tư nói chung và ODA nói riêng.

Thứ ba, điều kiện tự nhiên của Tỉnh, do địa bàn của Tỉnh phần lớn là đồi núi, cơ sở hạ tầng điện nước, giao thông đi lại, viễn thông, kho hàng, bến bãi,... còn thiếu đồng bộ, cũ kỹ lạc hậu cũng là một trong những cản trở cho việc thu hút các nhà tài trợ cũng như quản lý ODA của chính quyền Tỉnh.

Ngoài ra, nhận thức của chính quyền Tỉnh về ODA và mô hình quản lý ODA của chính quyền tỉnh cũng ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA.

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 82 - 84)