Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 48)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện phía tây giáp tỉnh HoauPhan nước Lào với đường biên giới 192 km. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Tỉnh cũng có bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn). Do đó việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các nguồn tài trợ của các nước phát triển và các tổ chức quốc tế không chỉ là mục tiêu riêng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng mà mục tiêu của cả nước nói chung nhằm phát huy hết nguồn lực của tỉnh. Trong hơn thập kỷ qua, tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào tỉnh, trong đó không thể không kể đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 29 chương trình, dự án ODA chính đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư 9.214 tỷ đồng, 6 dự án đang chuẩn bị các thủ tục để chuẩn bị khởi công (trong đó 5 dự án đã ký hiệp định) với tổng mức đầu tư 3.936 tỷ đồng. Các dự án lớn, như: Dự án phát triển hệ thống kênh tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã; dự án phát triển hạ tầng vùng duyên hải huyện Nga Sơn, dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa, dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ; dự án đê tả sông Cầu Chày với tổng vốn đầu tư khoảng 5.400 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 153 triệu USD.

Riêng Sở Nông nghiệp và phát triển nông thông của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 1993 – 2013 đã tiếp nhận và thực hiện được 19 chương trình dự án vay

vốn ODA về các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các dự án là xây dựng kết cấu hạ tầng, đường giao thông nông thôn thay đổi bộ mặt cho nông thông các huyện miền núi và trung du, xây dựng hệ thống tưới tiêu cho đất nông nghiệp, các dự án về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ phát triển rừng, các Chương trình dự án về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, các chương trình đào tạo, tập huấn về nâng cao nhận thức của người dân về thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, các vấn đề về giới tính, kỹ năng sống, vệ sinh nông thôn, vệ sinh trường học,…Nhìn chung các dự án ODA được triển khai và hoàn thành đều đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ lợi ích trực tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các đối tác tài trợ với tỉnh là những nước phát triển, các tổ chức quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, về kinh nghiệm, về vốn ưu đãi như JBIC, JICA, ADB, AFD, WB, KFW, TFF, Chính Phủ các nước như Phần Lan, Anh, Bỉ, Úc, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc,…Với tổng số vốn ODA cam kết lên tới 117,45 triệu USD, trong đó vốn vay là 110,98 triệu USD, còn lại 6,47 triệu USD là viện trợ không hoàn lại, và mức độ giải ngân đạt tới 70% đối với những dự án của những năm gần đây, còn những năm trước đó gần như đã hoàn thành 100% so với cam kết.

Trong thời gian tới, giai đoạn 2013 – 2015 và 2016 – 2020 tỉnh Thanh Hóa cũng tập trung kêu gọi từ nguồn vốn ODA với các dự án lớn của tỉnh trên địa bàn các huyện của tỉnh như:

Dự án đầu tư bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia với tổng vốn đầu tư 8 triệu USD nhằm góp phần giải quyết nhu cầu lớn khám chữa bệnh cho người dân, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao khu vực Nam Bắc Thanh Nghệ, dự án đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn kỹ thuật cho các y bác sỹ tại bệnh viện;

Dự án đầu tư trường cao đẳng nghề Nghi Sơn với tổng mức đầu tư 20 triệu USD nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động, tăng cường lao động chất lượng cho khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn;

Dự án khu du lịch văn hóa thế giới thành nhà Hồ với tổng mức đầu tư dự án lên tới 70 triệu USD nhằm bảo tổn văn hóa địa phương nói riêng, cả cộng đồng xã hội Việt Nam nói chung, tạo điều kiện cho dịch vụ - thương mại của người dân trong vùng và các vùng lân cận được phát triển, nâng cao, cải thiện đời sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương,…

Và một số các dự án khác như, dự án giao thông gồm Đường Thạch Quảng QL1A, cầu Hoằng Khánh, đê biển huyện Nga Sơn; nâng cấp mở rộng bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, nâng cấp bệnh viện phụ sản, nâng cấp cải tạo hệ thống các trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện; nâng cấp tu bổ các trường học như trường THPT chuyên Lam Sơn, Đại học Văn hóa, thể thao và du lịch, Đại học Hồng Đức, …và các dự án phát triển kinh tế xã hội thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Nhà máy xử lý nước thải rắn thành phố Thanh Hóa và các vùng lân cận,….

Và các đối tác tài trợ mà Thanh Hóa hướng tới nhằm thu hút vốn đầu tư là Hàn Quốc, dự kiến thu hút vốn ODA 43,5 triệu USD, Nhật Bản 62,7 triệu USD, WB là 89 triệu USD và đặc biệt ADB là 310 triệu USD, còn lại là các Chính phủ các quốc gia và các tổ chức khác là 100 triệu USD.

Để đạt được những thành tựu về việc thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA trong một thời gian dài như trên, cũng như tỉnh đưa ra được các kế hoạch thu hút lớn vốn ODA trong giai đoạn tới là nhờ tỉnh đã có những bước đi đúng trong công tác quản lý vốn ODA như sau:

+ Có sự chỉ đạo kiên quyết và sát sao của lãnh đạo Sở, lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành địa phương khác và những cố gắng, nỗ lực của các cán bộ công nhân viên các Ban quản lý dự án.

+ Các cơ chế chính sách quản lý và sử dụng vốn ODA của tỉnh những năm qua đều thực hiện đúng theo Các quy định về công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành bám sát với các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

+ Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực triển khai các công tác nhằm cải thiện môi trường đầu tư, công tác cải cách hành chính được tiến hành mạnh mẽ, thời gian thực

hiện các thủ tục được rút ngắn. Cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp trên cả 3 tuyến: đường thủy, đường không và đường bộ tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

Tuy nhiên, trong quá trình thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA của tỉnh cũng bộc lộ ít nhiều những yếu kém trong quản lý của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, nó cũng giống với hạn chế của tỉnh Nghệ An nói chung, khiến cho một số dự án ODA bị chậm giải ngân, ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành của dự án. Nhận biết được những tiềm năng cũng như hạn chế trong công tác quản lý của mình, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cũng đã đưa ra một số các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế để phát huy tiềm năng vốn có của tỉnh nhà như sau:

+ Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế quản lý, điều hành và tiếp nhận các nguồn vốn ODA.

+ Tăng cường đầu tư đào tạo năng lực của cán bộ thuộc các bộ phận liên quan trực tiếp đến công tác đàm phán ký kết các hiệp định để nâng cao số lượng và chất lượng hiệu quả các nguồn vốn thu hút được.

+ Mở thêm các lớp đào tạo ngắn hạn về các kiến thức liên quan đến quy định, thủ tục và các điều kiện thu hút vốn ODA cho các Chủ đầu tư và các Ban Quản lý dự án + Chú trọng đến việc chuẩn bị đầy đủ và sẵn sang các điều kiện đối ứng, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện các chương trình, dự án.

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w