Một số vấn đề còn tồn tại trong quản lý ODA của chính quyền tỉnh HouaPhan và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 79 - 82)

VỊ TRÍ CỦA TỈNH HỦA PHĂN

2.4.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong quản lý ODA của chính quyền tỉnh HouaPhan và nguyên nhân

HouaPhan và nguyên nhân

* Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý ODA của chính quyền tỉnh HouaPhan

Trong quá trình quản lý đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA, chính quyền tỉnh HouaPhan đã đạt được những thành tựu nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, ban đầu đã tạo dựng được sự tin tưởng đối với các nhà tài trợ, cung cấp nguồn vốn ODA. Tuy nhiên trong quá trình quản lý chính quyền tỉnh HouaPhan còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế làm cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA kém hiệu quả, không tận dụng tối đa được tiềm lực, không đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra, cụ thể là:

Thứ nhất, tỉnh HouaPhan chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp nhận vốn ODA, nhất là việc thực hiện các thủ tục có liên quan đến đấu thầu, thanh toán, chế độ báo cáo định kỳ, bố trí vốn đối ứng kịp thời. Và mặc dù đã có những cải cách về các vấn đề hành pháp, thủ tục hành chính...nhưng vẫn có những ách tắc, đặc biệt là

ở cấp cơ sở như việc đền bù, giải phóng mặt bằng... đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng có thể đẩy nhanh quá trình giải ngân nguồn vốn ODA.

Kế đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn về quản lý nguồn ODA của Tỉnh còn thiếu và chưa thật đồng bộ, trong khi các quy định cụ thể của Tỉnh về quản lý ODA lại vừa thiếu và vừa yếu. Tỉnh chưa ban hành được hệ thống các quy định cụ thể của Tỉnh để quản lý có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh: Tỉnh chưa xây dựng và ban hành được Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh HouaPhan đến năm 2020”; chưa xây dựng và ban hành được “Quy chế quản lý các chương trình/dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh HouaPhan của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, chưa cụ thể hóa kịp thời một số cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu hút, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn Tỉnh.

Thứ hai, tổ chức quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức chưa khoa học, thiếu tính đồng bộ và thống nhất, còn bị chồng chéo, chưa tách bạch rõ trách nhiệm của các cấp, làm giảm hiệu lực quản lý vốn ODA.

+ Bộ máy tổ chức quản lý các chương trình dự án ODA của Tỉnh hiện nay còn quá cồng kềnh, thiếu đồng bộ, thiếu tính thống nhất, còn mang tính hình thức và chưa thật sự hiệu quả thể hiện ở việc thực hiện mỗi chương trình/ dự án ODA lại qua Ban chỉ đạo và phải có một Bản quản lý chuyên trách, có dự án còn thành lập cấp thôn, xã mà cán bộ tham gia chủ yếu là cán bộ làm việc kiêm nhiệm thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu độ tập trung cao trong công việc.

+ Công tác quản lý ODA còn bị hạn chế rất nhiều, nhất là cấp quản lý của các địa phương, họ chưa hiểu hết về công tác thực hiện, sử dụng nguồn vốn ODA, chẳng hạn công tác thẩm định còn sơ sài, chưa thực hiện tính toán thật chặt chẽ đến các khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội của các chương trình dự án, chưa có tính chủ động trong công tác quản lý vốn ODA, nhiều dự án khi tiến hành nghiên cứu khả thi đã không xác định rõ mục tiêu đầu tư, hạng mục đầu tư và tính đồng bộ giữa các khâu

của quá trình đầu tư do đó làm cho việc quản lý thiếu chặt chẽ, không phù hợp với chiến lược phát triển của huyện, của vùng.

+ Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công thức và nhân dân trong tỉnh về ODA còn rất mơ hồ, sơ sài và không đúng bản chất. Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Tỉnh còn thiếu hạn chế cả về mặt lý luận và thực tiễn trong nhận thức về hội nhập, đầu tư, quản lý dự án, quản lý vốn ODA... thiếu một đội ngũ cán bộ đạt tầm chuyên gia trong quan hệ và việc làm với các đối tác nước ngoài. Tình trạng năng lực yếu kém nhưng làm việc máy móc, cửa quyền, sách nhiễu và nặng về thủ tục hành chính, xa rời thực tiễn còn diễn ra khá phổ biến; xa lạ tác phong làm việc công nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả của các nhà tài trợ nước ngoài, trình độ ngoại ngữ của các nhà quản lý còn hạn chế do đó trong quá trình phân tích, đàm phán, ký kết các hợp đồng mua sắm, xây lắp, nhiều trường hợp phải điều chỉnh hồ sơ thanh toán

Thứ ba, giám sát thực hiện quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả giám sát không cao.

+ Tỉnh chưa xây dựng và ban hành được “Quy chế kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chương trình/ dự án ODA” do tỉnh chưa thực hiện, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tình hình của tỉnh, mà theo đó cho phép thiết lập hệ thống theo dõi thống nhất, minh bạch việc thực hiện tất cả các chương trình/ dự án ODA từ khâu lập thiết kế đến quá trình tổ chức thực hiện và kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng để kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc phát sinh gây chậm trễ trong quá trình thực hiện và đề xuất xử lý nhằm thúc đẩy việc giải ngân, tăng hiệu quả đầu tư của dự án.

+ Việc kiểm tra, giám sát chưa báo quát hết các khâu trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình/dự án ODA

+ Việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ còn mang nặng tính hình thức thủ tục về hành chính, chưa đáp ứng được yêu cầu về giám sát thực hiện cơ chế bởi thiếu sự linh hoạt, am hiểu sâu rộng về quản lý dự án, về đầu

tư, về đấu thầu, đền bù, đất đai... liên quan đến các dự án ODA, mà các chế độ chính sách này thường xuyên có sự thay đổi, vận động theo sự phát triển chung. + Đội ngũ làm công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện các chương trình /dự án ODA chưa được đào tạo bài bản, thiếu sự công minh và vô tư trong thực hiện công viêc, nhận thức về vai trò kiểm tra, giám sát còn hạn chế.

Thứ tư, đối với các nhà tài trợ lại có cơ chế, quy định riêng và hầu như rất chưa hài hoà với quy định của Tỉnh. Nhìn chung, các bước triển khai đều phải trình phía đối tác của từng giai đoạn mất nhiều thời gian, phụ thuộc vào tiến độ giải quyết của phía đối tác. Về phía các nhà tài trợ, quy trình, thủ tục giải ngân của họ khá phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị, bình quân không dưới 24 - 27 tháng cho một dự án. Hơn nữa nhiều trường hợp các quy định của họ không rõ ràng, không nhất quán, họ thường đưa ra một số điều kiện có ảnh hưởng đến chính trị- văn hoá của tỉnh nói riêng, của Lào nói chung. Do đó làm cho việc quản lý nguồn vốn ODA của phía tỉnh bị bó hẹp trong phạm vi nhỏ không đúng với yêu cầu và quy định của nước Lào.

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w