Hoàn thiện tổ chức thực thi chiến lược, kế hoạch, chính sách đối với ODA

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 101 - 106)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HOUAPHAN ĐỐI VỚI ODA

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực thi chiến lược, kế hoạch, chính sách đối với ODA

quản lý người nước ngoài tại tỉnh, cơ chế trong thực hiện đền bù GPMB tái định cứ, quy định thủ tục cấp đất... cần phải được cụ thể hóa và công khai, minh bạch một cách tối đa.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực thi chiến lược, kế hoạch, chính sách đối với ODA ODA

Với nhiều tồn tại và bất cập trong tổ chức bộ máy quản lý và triển khai thực hiện các chương trình dự án ODA trên địa bàn tỉnh hiện nay, do đó việc khẩn trương hoàn thiện để tổ chức là bộ máy quản lý và triển khai thực hiện các chương trình /dự án ODA là một trong nội dung quan trọng của việc hoàn thiên cơ chế quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh HouaPhan.

Việc hoàn thiện để tổ chức bộ máy quản lý và triển khai thực hiện các chương trình /dự án ODA tại tỉnh HouaPhan cần phải thực hiện theo các giải pháp sau:

Về tổ chức bộ máy quản lý các chương trình dự án hỗ trợ phát triển chính thức. Theo quy định hiện nay UBND tỉnh là cơ quan được Chính phủ ủy quyền thực hiện quản lý nhà nước đối với các chương trình /dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh trong việc thu hút, điều phối quản lý, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA và các cơ quan có liên quan khác cùng tham gia quản lý như: Sở tài chính, Sở Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước ...UBND các huyện, thị trong Tỉnh được UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt các chương trình/dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ kíp trở xuống (Điều 41 Luật đầu tư nhà nước).

Trong những năm gần đây lượng ODA đầu tư vào Tỉnh ngày càng gia tăng cả về quy mô đầu tư cũng như lượng vốn, theo sự ủy quyền và phân cấp của Chính phủ từng chương trình /dự án cụ thể đều do Tỉnh trực tiếp thực hiện từ khâu kêu gọi thu hút đầu tư tìm nhà tài trợ, đến quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện. Vì vậy do yêu cầu của công tác quản lý mỗi một chương trình dự án Tỉnh đã chỉ đạo

được thành lập riêng để tổ chức thực hiện và cho đến nay đã có quá nhiều các Ban quản lý được thành lập: Ban quản lý chương trình địa phương làm chủ đầu tư (VOICE), ban quản lý các dự án JBIC; Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng nông thôn; ban quản lý thực hiện dự án quan hệ đối tác về người nghèo trong phát triển nông – lâm nghiệp tại tỉnh HouaPhan...việc thành lập quá nhiều ban quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm trên đang làm cho bộ máy quản lý các chương trình/dự án ODA trở nên quá cồng kềnh, thiếu thống nhất và kém hiệu quả cần phải được tổ chức lại.

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của chính quyền Tỉnh đối với ODA sau khi kiện toàn bộ máy

Tỉnh cần tổ chức lại Ban quản lý thực hiện từng chương trình/dự án ODA cụ thể, trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo và Ban Quản lý Thực hiện Chương trình/Dự án ODA để thành lập một Ban quản lý duy nhất là “Ban Chỉ đạo và Quản lý Thực hiện Chương trình/Dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh HouaPhan”. Ban này do phó chủ tịch thường trực của UBND Tỉnh làm Trưởng ban, cán bộ trong Ban sẽ bao gồm đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và đại diện các Sở, ban, ngành khác có liên quan. Văn phòng thường trực của Ban bao gồm một số chuyên gia đầu ngành về quản lý dự án và ODA (làm việc

UBND Tỉnh Tỉnh Ban Chỉ đạo và Quản lý Thực hiện CT/DA ODA Các Ban Quản lý chuyên trách Các Ban Quản lý kiêm nhiệm Sở KH & ĐT Sở Tài chính Sở Tư pháp Các CQ QLNN có liên quan khác CQQLNN của chính quyền Tỉnh

theo chế độ chuyên trách và hưởng lương từ kinh phí hoạt động của Ban (từ ngân sách nhà nước).

Chức năng nhiệm vụ của Ban sẽ được thể chế hóa bằng một quyết định của UBND tỉnh, và Ban này có nhiệm vụ thống nhất tham mưu giúp UBND tỉnh HouaPhan trong việc chỉ đạo thực hiện tất cả các chương trình/dự án của Tỉnh từ khâu kêu gọi thu hút đầu tư tìm nhà tài trợ, đến quá trình đàm phán, ký kết và chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện.

Cùng với việc tổ chức lại các Ban chỉ đạo thực hiên từng chương trình/dự án ODA cụ thể trên, Tỉnh cần khẩn trương xúc tiến hành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Trung tâm này có thể trực thuộc UBND Tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Việc thành lập đưa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư đi vào hoạt động vừa là một chủ trương, vừa là một giải pháp để Tỉnh đẩy mạnh việc thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước (trong đó có vốn ODA) đầu tư vào Tỉnh. Trong điều kiện là một tỉnh nghèo, các nguồn lực hiện có của Tỉnh không thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển, trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh không ngừng tăng lên, thì việc xúc tiến, khai thác tìm tòi và kêu gọi các nguồn lực từ bên ngoài vào tỉnh để hỗ trợ bổ xung cùng với các nguồn nội lực của tỉnh đang trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư của Tỉnh có nhiệm vụ tư vấn và giúp việc đắc lực, hiệu quả cho Ban Chỉ đạo và Quản lý Thực hiện Chương trình/Dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh HouaPhan, để giúp Ban này chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình/dự án ODA, tạo thành một bộ máy đồng bộ, thống nhất, làm việc một cách chuyên nghiệp trong viêc thu hút và quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh HouaPhan.

Về bộ máy triển khai thực hiện các chương trình /dự án ODA cũng như bộ máy quản lý các chương trình /dự án hỗ trợ phát triển chính thức, hiện nay mỗi một chương trình dự án có một Ban quản lý riêng tổ chức triển khai thực hiện chương trình/dự án từ khâu thiết kế đến quá trình tổ chức thi công đưa chương trình/dự án vào khai thác sử dụng.

Nhưng hiện một số chương trình/dự án ODA đầu tư vào Tỉnh thời gian gần đây, theo yêu cầu của nhà tài trợ nhằm nâng cao năng lực cho bộ máy chính quyền cơ sở, giảm bớt các khâu trung gian, đưa nguồn lực tới tận nơi đầu tư để quản lý và sử dụng. Vì vậy đã có những mô hình tổ chức thực hiện chương trình/dự án ODA mới, rất đặc thù và lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh HouaPhan. Theo mô hình đặc thù này thì Ban quản lý chương trình /dự án cấp tỉnh cũng chỉ trực tiếp tổ chức thực hiện những hợp phần nhất định có tính phục vụ chung cho cả dự án hoặc những hợp phần mà bộ máy chính quyền cơ sở chưa thể có đủ năng lực để thực hiện như các hợp phần: chi hành chính, hợp phần hỗ trợ kỹ thuật còn các hợp phần chính của chương trình/dự án được đầu tư quy mô với số vốn chiếm tỷ trọng lớn như các hợp phần: hỗ trợ cải thiện sinh kế, hợp phần tạo cơ hội thu nhập cho người nghèo...vv sẽ được giao cho bộ máy chính quyền cơ sở (cấp xã, thôn) thực hiện làm chủ đầu tư. Các chương trình/dự án đã thực hiện mô hình tổ chức thực hiện này là: chương trình địa phương làm chủ đầu tư, dự án quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông – lâm nghiệp tỉnh HouaPhan.

Một vấn đề đặt ra đối với các Ban quản lý dự án nói chung và các Ban Chỉ đạo và Quản lý Thực hiện các chương trình/ dự án ODA nói riêng trên địa bàn tỉnh hiện nay là mô hình tổ chức và chất lượng quản lý của các Ban quản lý dự án đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải được sớm hoàn thiện, Ban quản lý dự án vẫn được xem như một di sản của cơ chế quản lý cũ, tổ chức lưỡng tính do chưa có thể tài điều chỉnh, không biết hoạt động theo mô hình nào, là cơ quan quản lý nhà nước với tư cách đại diện cho chủ đầu tư hay là tổ chức sự nghiệp, hay là doanh nghiệp tư vấn. Nhưng có một điều chắc chắn là tuy không có một văn bản chính thức nào khẳng định, nhưng ai cũng có thể khẳng định là quyền lợi của các Ban quản lý dự án rất lớn nhưng trách nghiệm lại hết sức mờ nhạt, tạo kẽ hở cho các cán bộ biến chất tham nhũng của công.

Việc định hướng chuyển đổi của các Ban quản lý dự án sang mô hình doanh nghiệp dự án hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trước mắt cũng chưa thể thực hiện ngay do quan niệm, nếp nghĩ và cách làm từ lâu đã tồn tại theo quan niệm quản lý cũ. Mặt khác việc chuyển đổi ngay sẽ là hết sức nguy hiểm bởi đặc thù quản lý của

đơn vị này là quản lý vốn nhà nước, trong khi đã hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì tất yếu sẽ chạy theo lợi ích và lợi nhuận, vì vậy để thực hiện chuyển đổi thành công chúng ta phải xây dựng lộ trình chuyển đổi và ban hành một hành lang pháp lý quá độ đủ mạnh để thực hiện, tránh tạo ra những lỗ hổng nguy hiểm về quản lý trong quá trình chuyển đổi.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, các Ban quản lý thực hiện các chương trình/dự án ODA tại tỉnh HouaPhan hiện nay cũng không là ngoại lệ, một mô hình quản lý các chương trình/dự án ODA tối ưu nhất cho tỉnh trong giai đoạn hiện nay là tỉnh xây dựng một Ban quản lý đủ mạnh, duy nhất để thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện tất cả các chương trình /dự án ODA của Tỉnh.

Đối với các chương trình/dự án ODA thực hiện quản lý theo các mô hình đặc thù theo yêu cầu của các nhà tài trợ thì Ban quản lý chương trình dự án cấp tỉnh trực tiếp tổ chức thực hiện những hợp phần nhất định có tính phục vụ chung cho cả dự án, hoặc những hợp phần mà bộ máy chính quyền cơ sở chưa thể có đủ năng lực để thực hiện như các hợp phần: chi hành chính, hợp phần hỗ trợ kỹ thuật..., còn các hợp phần chính của chương trình /dự án được đầu tư quy mô với số vốn lớn chiếm tỷ trọng lớn như các hợp phần: hỗ trợ cải thiện sinh kế, hợp phần tạo cơ hội thu nhập cho nghèo...vv sẽ được giao cho bộ máy chính quyền cơ sở (cấp xã, thôn) thực hiện làm chủ đầu tư cấp cơ sở và cũng phải chịu một phần trách nghiệm về hiệu quả đầu tư và chất lượng thực hiện chương trình/dự án đối với các hợp phần giao cho cấp cơ sở làm chủ đầu tư.

Một bộ máy quản lý thực hiện các chương trình/dự án ODA của tỉnh HouaPhan được tổ chức theo mô hình trên sẽ tạo ra một mô hình quản lý thống nhất, tập trung với tinh thần trách nghiệm cao và theo hướng đồng bộ cùng với Ban chỉ đạo thực hiện từng chương trình/dự án ODA và trung tâm xúc tiến đầu tư sẽ hợp thành bộ máy quản lý và triển khai thực hiện các chương trình/dự án ODA của tỉnh HouaPhan tinh gọn, tập trung, hiệu quả và tính chuyên nghiệp cao, chắc chắn sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược đẩy mạnh việc thu hút và quản lý sử

dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo của tỉnh HouaPhan.

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w