CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HOUAPHAN ĐỐI VỚI ODA 2.1 Giới thiệu về tỉnh HouaPhan – CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 54 - 56)

2.1. Giới thiệu về tỉnh HouaPhan – CHDCND Lào

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý

Tỉnh HouaPhan là một tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc bộ của Lào, là tỉnh cổ đại quốc vương triệu voi, tỉnh lỵ thị là Sầm Nưa cách thủ đô Viêng Chăn 632 Km. HouaPhan với diện tích 17.500 km2 và 350.728 dân số (năm 2010), mật độ dân số 20 người/km2. Gồm có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Lào Lùm chiếm 64%, H mông chiếm 23%; Khơ Mu chiếm 13%, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng của mình. Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi, rừng che phủ phần lớn diện tích tỉnh, diện tích đất sản xuất là 258.919 ha, có diện tích đất trồng lúa là 187.608 ha. HouaPhan có tuyến biên giới giáp với hai tỉnh của Campuchia bên phía Bắc và phía Tây như: tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Luông Pha Bang, giáp với 3 tỉnh của nước Việt Nam bên phía Nam và phía Đông như: Tỉnh Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ An, trong đó: giáp với tỉnh Sơn La có tuyến biên giới dài 250 km, giáp với Thanh Hóa 192 km và Nghệ An 126 km, tổng chiều dài đoạn biên giới 3 tỉnh là 568 Km.

Về quản lý hành chính, HouaPhan được chia thành 1 tỉnh lỵ thị và 8 huyện, trong đó có 6 huyện giáp với nước Việt Nam như: (1) Huyện Viêng Thong giáp với huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã tỉnh Sơn La;(2) Huyện Mường Ét giáp với huyện Sông Mã và huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La;(3) Huyện Xiềng Khọ giáp với Mai Sơn và huyện Yên Châu tỉnh Sơn La;(4) Huyện Sốp Bâu giáp với huyện Yên Châu và huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La;(5) Huyện Viêng Xay giáp với huyện Mường Lạt, huyện Quan Hoá và huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa;(6) Huyện Xăm Tớ giáp với huyện Quan Sơn, huyện Thương Xuân tỉnh Thanh Hoá và huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn và huyện Kê Phong tỉnh Nghệ An.

+ Cửa khẩu (Bản Đán – Chiềng Khương) thành cửa khẩu Quốc gia. + Cửa khẩu (Pá Háng – Mộc Châu) thành cửa khẩu Quốc gia. + Cửa khẩu (Năm Xôi - Na Mèo) thành cửa khẩu Quốc tế.

+ Cửa khẩu (Xổm Vắng – Mường Lát) thành cửa khẩu địa phương.

HouaPhan có 3 con sông lớn chảy qua tỉnh HouaPhan rồi đổ xuống biển Thanh Hóa đó là Sông Mã, Sông Chu và Sông Cả. Do địa hình của tỉnh phần lớn là núi cao, cơ sở hạ tầng, đường xá còn nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế xã hội chưa được phát triển, nhân dân phần lớn còn làm ăn dựa vào tự nhiên thiên nhiên. Nhưng tỉnh HouaPhan rất phong phú về khoáng sản, mỏ, tài nguyên, gỗ quý như là gỗ hương, gỗ khơ mu, gỗ thông, thú vật hiếm có như là con hổ, nai v.v…Là tiền để thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai dài.

Trước đây, HouaPhan từng là căn cứ kháng chiến của lực lượng cách mạng Lào và là nơi các vị lãnh tụ sống và làm việc nhiều nhất trong thời chiến tranh chống đế quốc xâm lược. Sau khi giành được độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, tỉnh HouaPhan phải đương đầu với hàng loạt những khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại. Nhưng tỉnh đã ra sức khôi phục lại đất nước trên các mặt kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, sự thay đổi mau chóng và phức tạp của tình hình thế giới cũng tác động mạnh mẽ đến công cuộc xây dựng của quốc gia cũng như tỉnh HouaPhan. Mặc dù vậy, quan hệ giúp đỡ, tương trợ kinh tế giữa hai nước Việt – Lào anh em nói chung và tỉnh HouaPhan – Thanh Hóa, Sơn La nói riêng vẫn được duy trì và ngày càng sâu rộng nhằm đáp ứng điều kiện hoàn cảnh mới. Trong tổng thể mối quan hệ này, Sơn La, Thanh Hóa và HouaPhan – là tỉnh có chung đường biên giới đã đẩy mạnh hợp tác trên các mặt, các lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh HouaPhan giai đoạn năm 2008-2012 2008-2012 MYANMAR THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN THÁI LAN HỦA PHĂN - Tỉnh ly : Hua Phan - Diện tích: 17.500km2 - Chia thành 8 huyện, 785 bản và dân số: 350.728 (năm 2010) - Mật độ dân số: 20 km2 /người. - Lào Lùm: 64%, - H mông: 23 % - Khơ Mu: 13% - Diện tích rừng: 76% - Diện tích núi :18% - Diện tích đất sản xuất: 258.919 ha - Diện tích đất trồng lúa: 187.608 ha

- Đường biên giới giáp với Việt Nam 568 km

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w