2.4.3.2.Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 84)

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan xuất phát từ điều kiện tình hình quốc tế. ODA là nguồn vốn mang nhiều tính chất xã hội và chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế, nên việc tiếp nhận giải ngân và quản lý nguồn vốn ODA còn nhiều hạn chế cũng có những nguyên nhân khách quan do tình hình hinh tế thế giới và nguyên nhân từ bản thân các nhà tài trợ. Từ cuối năm 2008 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho các quốc gia trên thế giới thắt chặt chi tiêu hơn trong đó có các quốc gia đã cam kết tài trợ ODA.

ODA vào địa bàn tỉnh từ nhiều nguồn khác nhau, của nhiều nhà tài trợ khác nhau, nên các quy trình thực hiện các dự án của các nhà tài trợ với quy trình của chính quyền tỉnh còn chưa phù hợp. Vì vậy mỗi chương trình dự án ODA tại tỉnh lại

có những quy định khác nhau, những ràng buộc khác nhau. Trong khi đó một số nhà tài trợ lại rất chậm trả lời về các vấn đề nảy sinh hoặc thay đổi chính sách đột ngột dẫn tới công tác giải ngân và quản lý các dự án ODA bị chậm trễ không đem lại hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, môi trường pháp lý: Do hệ thống pháp lý khung chung của Nhà nước về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức hiện nay tuy đã không ngừng được hoàn thiện, bổ sung sửa đổi cho phù hợp nhưng đã nẩy sinh một số bất cập như tính đồng bộ chưa cao với các văn bản pháp quy chi phối khác như quản lý đầu tư công, quản lý dự án đầu tư, đấu thầu, đền bù tái định cư … vv; khung pháp lý thấp thể hiện văn bản chính thống cơ bản nhất về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của nước Lào mới chỉ dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ số 75/CP được áp dụng trong từ ngày 20 tháng 03 năm 2009 mà chưa ban hành về luật quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; tính hài hòa giữa thủ tục pháp lý của Lào với chính sách và hoạt động của một số nhà tài trợ chưa thật cao. Trong khi quản lý ODA là quản lý một lĩnh vực phức tạp đan xen cả chính trị kinh tế - xã hội và cả lĩnh vực kỹ thuật do vậy để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi về cơ chế, chính sách các biện pháp và quy trình thực hiện phải hài hòa, rõ ràng, minh bạch, công khai, dân chủ nhưng các yếu tố này tại tỉnh hiện nay chưa được thực hiện một cách đồng bộ và hoàn thiện gây khó khăn cho công tác quản lý ODA. Điều này khiến cho chính quyền Tỉnh không chủ động trong việc ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể cho việc quản lý ODA

Thứ ba, do nền kinh tế vĩ mô không được ổn định trong giai đoạn 2008 đến nay vì chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước Lào, tỉnh HouaPhan nói riêng trong giai đoạn này, điều này khiến cho ngân sách nhà nước có nhiều thay đổi giữa thực tế và dự toán, dẫn tới việc bố trí vốn đối ứng thuộc ngân sách nhà nước còn thiếu và chưa chủ động. Vốn lập kế hoạch nguồn vốn đối ứng của chính phủ Lào trong cam kết với các nhà tài trợ ODA tuy gần đây đã có nhiều tiến bộ tuy nhiên nhìn chung vẫn còn bị động. Chính phủ đã có ưu tiên cao để bố trí vốn đối ứng song do khâu lập dự toán của các chủ dự án chưa phản ánh đủ hoặc không kịp thời hạn đưa vào ngân sách năm nên việc bố

trí vốn đối ứng thuộc ngân sách nhà nước ngay từ đầu năm chưa đủ, việc điều chỉnh bổ sung vốn đối ứng gây khó khăn bị động cho ngân sách nhà nước. Do đó việc bố trí vốn đối ứng trong các dự án thường không đủ và chậm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

HouaPhan là một tỉnh miền núi nghèo, nằm phía bắc của nước CHDCND Lào, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước vấn đề cấp bách đặt ra cho chính quyền tỉnh là phát triển kinh tế của tỉnh một cách bền vững, nâng cao thu nhập của nhân dân, cải thiện các điều kiện phúc lợi xã hội. Tuy nhiên nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh rất hạn hẹp trong khi đó nhu cầu về cải thiện đời sống nhân dân lại không ngừng tăng cao điều đó buộc chính quyền tỉnh phải có những biện pháp thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài trong đó có nguồn vốn ưu đãi ODA của các nước, các tổ chức trên thế giới. Trong giai đoạn 2008 – 2012 nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn ODA chính quyền tỉnh đã có nhiều chiến lược, kế hoạch và ban hành các chính sách nhằm thu hút lương vốn ODA vào địa bàn tỉnh và quản lý sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả phục vụ cho những mục tiêu phát triển của tỉnh. Tỉnh đã chú trọng xây dựng được các chiến lược và thu hút ODA trong từng năm, từng thời kỳ vào những mục tiêu mà tỉnh ưu tiên. Xây dựng được một hệ thống khung pháp lý cơ bản nhằm quản lý ODA tại tỉnh, bên cạnh đó bộ máy quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của tỉnh đã từng bước để hoàn thiện, cơ chế giám sát quản lý thực hiện ODA ngày càng được tăng cường trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên việc quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của tỉnh HouaPhan vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như: hệ thống khung pháp lý về quản lý ODA tại tỉnh được ban hành chưa thật đồng bộ; việc tổ chức quản lý của chính quyền tỉnh còn chưa thống nhất, thiếu tính khoa học; bộ máy tổ chức quản lý quá cồng kềnh, trình độ quản lý hạn chế…. Do vậy đòi hỏi chính quyền tỉnh phải sớm khắc phục những điểm yếu này nhằm nâng cao năng lực quản lý của chính quyền tỉnh đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 84)