ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 31 - 33)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA

1.3.3.2. ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển

trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực

Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Đồng thời bằng nguồn vốn ODA các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì việc phát triển của một quốc gia có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực.

Trong lĩnh vực phát triển nông thôn, hầu hết các nước đang và chậm phát triển xuất phát từ thực tế là 85% dân nghèo chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và 79% người nghèo làm nghề nông, các nguồn vốn ODA ưu tiên cho các vùng này đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp cũng như thúc đẩy cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Kết quả là, đời sống của người nông dân được cải thiện, có thu nhập khá hơn. Cũng nhờ sự hỗ trợ của ODA, cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể (thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ...)

Trong lĩnh vực giáo dục, tranh thủ được nguồn vốn ODA để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác dạy và học của tất cả các cấp học (dự án giáo dục tiểu học, dự án trung học cơ sở, dự án trung học phổ thông, dự án giáo dục đại học, dự án dạy nghề...), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo đại học và sau đại học...Nhiều cơ quan đã được tăng cường năng lực với một lượng lớn cán bộ được đào tạo và tái đào tạo về khoa học công nghệ và kinh tế.

Các tổ chức quốc tế như ADB, Ngân hàng Thế giới, và UNICEF tập trung tài trợ cho giáo dục tiểu học và trung học, còn các Nhà tài trợ song phương như JICA, AusAID thì tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho giáo dục đại học và dạy nghề. Điều được quan tâm đặc biệt là những sáng kiến về đào tạo các cán bộ công nghệ tin học trong tương lai, phù hợp với dự kiến của Chính Phủ là chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức.

Trong lĩnh vực y tế, việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnh thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại các

bệnh viện lớn trung ương. Các dự án hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế cũng đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y bác sỹ cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh, qua đó cải thiện đời sống của dân, đặc biệt là dân nghèo thành thị.

Nguồn vốn ODA đã góp phần cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 31 - 33)