Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 41 - 43)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN ODA

1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA

trình thu hút và sử dụng ODA) để có những can thiệp hợp lý của tỉnh tới việc thu hút và sử dụng ODA.

1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA ODA

1.2.8.1. Các yếu tố chủ quan

Quản lý nguồn vốn ODA của chính quyền vẫn có yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:

Thứ nhất, năng lực và trình độ quản lý ODA của các cấp trong chính quyền tỉnh: nếu năng lực quản lý của các cấp được nâng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ODA, ngược lại sẽ làm cản trở và giảm hiệu quả quản lý nếu năng lực quản lý kém và bất cập.

Thứ hai, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ theo từng lĩnh vực trọng tâm và từng thời kỳ, nếu quy hoạch ODA mà không bám sát với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ gây ra tính phi hiệu quả. Ngược lại, quy hoạch ODA bám sát với mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh không những giúp cho tỉnh có thể thu hút được nhiều nhà tài trợ cho vốn ODA để thực hiện các dự án trọng tâm, mà còn góp phần cải thiện các ngành nghề, vùng, địa phương, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội của tỉnh đó.

Thứ ba, điều kiện tự nhiên của tỉnh: Các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt đến các quyết định của tỉnh. Vấn đề sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, năng lượng cũng như các vấn đề về môi trường, đòi hỏi chính quyền tỉnh phải có các biện pháp xử lý thích đáng để bảo đảm sự hài hoà giữa các lợi ích từ việc sử dụng vốn ODA cho các dự án của tỉnh.

Ngoài ra, nhận thức của chính quyền tỉnh về ODA và mô hình quản lý ODA của chính quyền tỉnh cũng ảnh hưởng đến quản lý của chính quyền tỉnh đối với ODA: nếu nhận thức đúng về nguồn “ngoài lực” ODA là nguồn vay nợ của quốc gia thì nó sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý cũng như hiệu quả sử dụng vốn ODA của chính quyền tỉnh. Ngược lại nếu coi nguồn vốn ODA là nguồn cho không, nếu có vấn đề gì thì ngân sách nhà nước chịu thì điều này sẽ tác động rất kém đến hiệu quả quản lý vốn ODA của tỉnh.

Nếu mô hình tổ chức, quản trị điều hành các chương trình, dự án ODA từ cấp tỉnh xuống các địa phương hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và thông lệ quốc tế thì nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý ODA. Ngược lại, nếu mô hình quản lý không hợp lý thì nó sẽ làm cản trợ đến tiến độ giải ngân, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ODA.

1.2.8.2. Các yếu tố khách quan

Xuất phát từ mục tiêu cung cấp ODA nói chung, ODA ưu đãi nói riêng của các nước, tổ chức quốc tế cho vay dành cho các nước tiếp nhận viện trợ (các nước đang phát triển) đó là: Thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo ở những nước đang phát triển. Tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị của các nhà tài trợ đối với nước tiếp nhận viện trợ.

Nói một cách cụ thể hơn việc cung cấp ODA của nước giàu dành cho nước nghèo đều đi kèm với những điều kiện ràng buộc về mặt kinh tế và chính trị nhất định nào đó, do đó hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA cũng chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố kinh tế và chính trị từ phía các nước tài trợ cụ thể.

Thứ nhất, thể chế chính trị: nếu thế chế chính trị trong nước ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ODA. Ngược lại nếu thể chế chính trị trong nước thay đổi sẽ làm cho hiệu quả quản lý vốn ODA bị ảnh hưởng theo do các mỗi quan hệ vay mượn về ODA giữa các bên thay đổi, dẫn đến số lượng ODA, cơ cấu ODA cũng thay đổi theo.

Thứ hai, môi trường pháp lý: Nếu cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, phù hợp, dễ triển khai và có tính chất tạo điều kiện, đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn, minh bạch trong quy trình thì việc vận động, thu hút và quản lý dự án ODA sẽ tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Ngược lại, cơ sở pháp lý thiếu, chưa đồng bộ, thủ tục rườm rà, liên quan tới nhiều cấp bậc, ban ngành, địa phương sẽ khiến cho việc thu hút ODA cũng khó đối với các nhà tài trợ, và điều đó cũng khiến cho các nhà tài trợ lo ngại về vấn đề quản lý vốn ODA với các dự án.

Thứ ba, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô: nếu các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách

thuế và chính sách đầu tư ... ổn định sẽ có hiệu quả quản lý ODA của chính quyền tỉnh và ngược lại.

Thứ tư, chiến lược cung cấp ODA trong từng thời kì của các nước cung cấp vốn ODA thay đổi như chuyển từ châu lục này sang châu lục khác, hoặc từ nước này sang nước khác hoặc chuyển từ nguồn viên trợ cho không sang cho vay ưu đãi, hoặc giảm tỷ lệ ưu đãi trong từng khoản vay...nhằm mục đích mở rộng hoặc thu hẹp các lợi ích về kinh tế và chính trị thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu cũng như hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA của quốc gia tiếp nhận viện trơ. Do quốc gia tiếp nhận viện trợ phải thay đổi các cơ chế chính sách quản lý cũng như thay đổi cơ cấu quản lý nguồn vốn ODA theo các chiến lược trên.

Thứ năm, ngân sách hàng năm mà Chính phủ các nước cho vay dành cho các nước nghèo thông qua con đường hỗ trợ phát triển chính thức ODA thay đổi: nếu ngân sách dành cho ODA tăng lên hoặc giảm xuống thì nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA của quốc gia đó, vì số vốn ODA bị thay đổi, do đó danh mục các chương trình, dự án dự kiến tại trợ bằng nguồn ODA cũng thay đổi theo, dẫn đến chính sách quản lý cũng thay đổi theo.

Thứ sáu, các cơ chế chính sách quản lý nguồn vốn ODA của các nước cho vay hoặc của các tổ chức cung cấp ODA đa phương thay đổi thì lập tức nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA không những thay đổi với quốc gia viện trợ mà còn bao gồm cả chính các nước và các tổ chức cho vay.

Cuối cùng đó là mỗi quan hệ kinh tế chính trị giữa các nước cho vay và các nước chấp nhận viện trợ thay đổi cũng ngay lập tức làm ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ODA. Bởi vì các mối quan hệ này thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi khác trong các hoạt động cho vay ODA.

1.5. Kinh nghiệm quản lý vốn ODA của một số tỉnh tại Việt Nam và bài học rút ra cho tỉnh Houa Phan – CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 41 - 43)