Hoàn thiện việc xây dựng chiến lược, kế hoạch đối với ODA

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 96 - 98)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HOUAPHAN ĐỐI VỚI ODA

3.2.1.1. Hoàn thiện việc xây dựng chiến lược, kế hoạch đối với ODA

+ Xây dựng chiến lược vận động và sử dụng ODA một cách rõ ràng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của Tỉnh và của đất nước. Cần đánh giá lại thực trạng những tiềm năng, điểm mạnh, điểm yếu trong các vấn đề kinh tế xã hội của Tỉnh từ đó xây dựng được các mục tiêu nhằm thu hút ODA vào những mặt còn yếu mà chính quyền tỉnh muốn cải thiện trong từng năm, từng thời kỳ.

+ Có chiến lược quản lý nợ ODA một cách rõ ràng đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo quản lý và phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn nợ cho tỉnh và cho quốc gia.

+ Xây dựng được chiến lược phân cấp quản lý trong việc thu hút và quản lý ODA một cách rõ ràng trong từng cấp, từng địa phương của tỉnh tránh sự chồng chéo. Phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cán bộ, từng cơ quan trong việc thu hút quản lý ODA, từng bước hoàn thiện việc quản lý hiệu quả nguồn vốn theo kết quả đầu ra.

+ Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa, xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn ODA cho các địa bàn và các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Từ đó xây dựng được kế hoạch thu hút các nhà tài trợ cho các lĩnh vực ưu tiên và kế hoạch trả nợ các nguồn vốn đó.

+ Tỉnh cần xây dựng được dự toán các chương trình, dự án có vốn ODA của chính phủ Lào trên địa bàn tỉnh một cách nhanh chóng và chính xác. Tránh tình trạng lập dự toán lại nhiều lần làm chậm tiến độ giải ngân và giá cả leo thang.

+ Nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA: Phải thống nhất nhận thức rằng ODA về cơ bản là vốn vay mà thế hệ mai sau phải trả nợ, nếu chúng

ta quản lý không tốt để xẩy ra tình trạng thất thoát và lãng phí sẽ dẫn đến tình trạng không trả được nợ và dễ bị lệ thuộc vào nước ngoài. Cần phải chống triệt để và khắc phục những quan điểm không đúng về ODA trong một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý và nhân dân với thói quen nhận thức là ODA chủ yếu là viện trợ không hoàn lại nên nẩy sinh tâm lý sử dụng không cần tính toán kỹ lưỡng, không xét đến hiệu quả do vậy dễ dẫn đến tình trạng thất thoát và tham nhũng trong quản lý và sử dụng. Mà với tính chất chủ yếu của ODA là vay ưu đãi nếu chúng ta sử dụng không hiệu quả, không những không khai thác được những ưu đãi, những mặt tích cực của ODA phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn đẩy đất nước vào tình trạng nợ nần tăng thêm, khi đó lỗ hổng về tiết kiệm, đầu tư, thương mại không được cải thiện mà còn xuất hiện thêm lỗ hổng lớn trong tài khoản vốn do nguồn thu ngoại tệ từ ODA không còn, trong khi đó phải xuất ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, tình trạng này sẽ làm cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt nghiêm trọng và dẫn tới phá giá đồng nội tệ.

Trên phương diện kinh tế vĩ mô, ODA phải được quản lý và sử dụng như đối với nguồn thu của ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển, không dùng cho chi thường xuyên, được hạch toán bù đắp bội chi ngân sách để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài và ổn định chi NSNN. Vì vậy cần thống nhất nhận thức về nguyên tắc sử dụng ODA là không sử dụng những khoản vay không được ưu đãi cao về lãi suất và thời gian trả nợ hoặc vay bằng cách đồng tiền có hệ số rủi ro lớn về tỷ giá hối đoái để đầu tư các dự án công cộng không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm; không vay để thực hiện những dự án mà dùng vốn trong nước có thể làm được, luôn quán triệt phương châm vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng, vì vậy việc huy động vốn nước ngoài phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược kinh tế đối ngoại, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.

Phải nhận thức rõ những mặt trái của ODA, dù là viện trợ không hoàn lại hay là vay ưu đãi thì ODA đều có những ưu đãi nhất định, song để có được các ưu đãi này bao giờ nước viện trợ cũng đưa ra các điều kiện phụ ràng buộc về mua sắm

hàng hóa, dịch vụ hoặc can thiệp vào các chính sách kinh tế như tư nhân hóa, cổ phần hóa hoặc thậm chí là các điều kiện ràng buộc về tự do, dân chủ và nhân quyền ...vv. Chính vì vậy chúng ta phải nâng cao nhận thức về bản chất ODA để phát huy tính chủ động trong việc thu hút nguồn vốn ODA nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương. ODA được quản lý và sử dụng theo quy định của Nghị định và một số văn bản dưới luật, đồng thời chịu sự điều chỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w