Kiến nghị với chính quyền Trung ương

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 116 - 120)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HOUAPHAN ĐỐI VỚI ODA

3.3.2. Kiến nghị với chính quyền Trung ương

+ Tiếp tục thực hiện những giải pháp kinh tế vĩ mô quan trọng để đẩy mạnh việc thu hút vốn viện trợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và mục tiêu phát nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo nói riêng;

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc hài hoà hoá thủ tục giữa quy định của Chính phủ và nhà tài trợ trên cơ sở chỉ đạo các cấp Bộ ngành như Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính... tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo, hội nghị các nhà tư vấn giữa kỳ;

+ Tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA dài hạn theo kế hoạch 5 năm, 10 năm... tạo cơ sở và tiền đề cần thiết cho các Bộ ngành nói chung và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông nói riêng có được những định hướng cần thiết để xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA phù hợp.

+ Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý các dự án sử dụng vốn ODA theo hướng tập trung, thực hiện phi tập trung trên cơ sở phân cấp quản lý và giao quyền xuống các Bộ ngành và các dự án

+ Tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ ngành hoàn thiện cơ chế giám sát trực tiếp đối với việc thực các dự án, trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện, các thông tin cần thiết phục vụ cho việc sử dụng và chia sẻ thông tin giữa các bên, đặc biệt là Chính phủ và nhà tài trợ.

+ Lập ngân sách cho công tác chuẩn bị dự án để đảm bảo các dự án không bị thụ động trong việc đợi kinh phí để chuẩn bị.

+ Cải tiến quy trình lập kế hoạch ngân sách và giải ngân của dự án ODA phù hợp với quy định của nhà tài trợ theo hướng thống nhất với Bộ Kế hoạch và đầu tư các quy trình từ lập kế hoạch, đến phân bổ vốn, kiểm soát chi.

+ Đưa vào áp dụng chế độ đấu thầu cạnh tranh cho vai trò của các cơ quan thực hiện dự án Trong việc chỉ định các cơ quan Nhà nước soạn thảo và thực hiện các dự án ODA, cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước cần đề ra một chế độ cạnh tranh giữa các cơ quan muốn được chỉ định làm cơ quan thực hiện dự án ODA. Đối với một dự án ODA, thường có nhiều cơ quan muốn được tham gia. ở một vài trường hợp, việc lựa chọn cần được dựa trên nhiệm vụ của cơ quan, nhưng trong một số trường hợp khác, sự lựa chọn cần được dựa trên việc soạn thảo các đề xuất của một số cơ quan có quan tâm.

+ Cần ưu tiên cao cho việc xây dựng các dự án ODA trên cơ sở các sáng kiến của địa phương. Trong việc lựa chọn các dự án ODA cần ưu tiên cho các đề xuất dựa trên các hoạt động thực tiễn đã được thực hiện ở Lào, trong đó có sử dụng các nguồn lực do Chính phủ, hoặc các cơ quan của Lào cung cấp.

Cũng như vậy, trong việc lựa chọn các cơ quan thực hiện dự án ODA, cần ưu tiên các cơ quan đã thực hiện được những hoạt động thực tế, trong đó có sử dụng nguồn lực riêng của họ, hoặc các nguồn lực do Chính phủ cung cấp tức là, các cơ quan đã có thành tích sử dụng đúng đắn ngân sách và quỹ thời gian của các nhân viên cho các vấn đề có liên quan đến dự án.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, nhân dân nước CHDCND Lào đang ra sức phấn đấu thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do Ðại hội Ðảng lần thứ IX của Ðảng NDCM Lào đề ra và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ VII, theo đó phấn đấu bảo đảm ổn định an ninh, tăng trưởng kinh tế từ 7,5% - 8%/năm, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đạt mục tiêu Thiên nhiên kỷ về phát triển của LHQ vào năm 2015, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, tăng thu nhập bình quân đầu người lên 1.700 - 1.800 USD/người/năm, tạo nền tảng cho công cuộc CNH, HÐH đất nước, nhằm xây dựng thành công đất nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ và phồn vinh, vững bước đi lên CNXH.

Để đạt được mục tiêu trên, trong khi nguồn lực hiện tại trong nước chưa có nhiều tích lũy để mở rộng đầu tư phát triển, thì các nguồn lực từ bên ngoài, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội đưa đất nước từng bước phát triển. Trong xu thế chung của đất nước, với tỉnh HouaPhan các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn ODA có một vai trò quan trọng. Trong thời gian qua mặc dù chính quyền tỉnh đã có nhiều biện pháp trong việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch và ban hành các chính sách văn bản pháp quy nhằm đẩy mạnh việc thu hút và quản lý nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả những vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn mà một trong những nguyên nhân quan trong là do cơ chế quản lý nguồn vốn ODA của tỉnh còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện từ hệ thống cơ sở pháp lý, bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện đến việc thực hiện quy trình thủ tục hành chính và cơ chế giám sát việc thực hiện các chương trình dự án ODA tại tỉnh. Vì vậy việc sớm hoàn thiện cơ chế quản lý của chính quyền tỉnh đối với nguồn vốn ODA để từng bước xây dựng được một cơ chế quản lý trong đó tạo ra được một môi trường pháp lý rõ ràng, thống nhất, hài hòa thủ tục chính sách và hoạt động của các nhà tài trợ. Đảm bảo xây dựng được một bộ máy quản lý và thực hiện các chương trình dự án có sử dụng vốn ODA một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả dưới sự kiểm tra, giám sát

chặt chẽ của hệ thống các quy định và quy trách nhiệm cao để tạo điều kiện tốt cho việc đẩy mạnh thu hút, tiếp nhận và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nhằm hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo tại tỉnh HouaPhan.

Với mong muốn góp phần đưa ra những luận cứ để xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn ODA nhằm đẩy mạnh việc thu hút và quản lý nguồn vốn ODA tại tỉnh HouaPhan. Luận văn đã khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn vốn ODA và cơ chế quản lý nguồn vốn ODA nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại tỉnh HouaPhan.

Một phần của tài liệu Quản lý của chính quyền tỉnh HouaPhan đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – nước CHDCND Lào) (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w