Bài học kinh nghiệm về công cụ tạo động lực cho giảng viên của Trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 60)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về công cụ tạo động lực cho giảng viên của Trường

Trường Đại học Hải Dương

những năm qua Nhà trường đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống các công cụ tạo động lực. Nhìn chung, các công cụ tạo động lực của Nhà trường khá đầy đủ và việc sử dụng nó đã có những tác động đáng kể đến việc tạo động lực cho giảng viên. Tuy nhiên, Nhà trường cần phải khắc phục một số những hạn chế trong việc sử dụng các công cụ tạo động lực đặc biệt là đối với công cụ kinh tế và công cụ hành chính. Bài học kinh nghiệm được rút ra là:

Thứ nhất, Nhà trường nên coi việc sử dụng các công cụ tạo động lực là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tạo động lực tốt cho giảng viên để giảng viên cống hiến hết mình vì sự phát triển của Nhà trường.

Thứ hai, phát huy tính dân chủ trong việc đánh giá hiệu quả của các công cụ tạo động lực. Việc đánh giá các công cụ tạo động lực giúp Nhà trường đánh giá được những mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của các công cụ tạo động lực từ đó tìm ra những nguyên nhân và các biện pháp để khác phục những hạn chế đó. Như vậy việc đánh giá các công cụ tạo động lực giúp Lãnh đạo Nhà trường đưa ra quyết định có nên tiếp tục duy trì hay cần phải điều chỉnh các công cụ tạo động lực.

Thứ ba, cần sử dụng linh hoạt các công cụ tạo động lực. Dựa vào đặc điểm của từng công cụ tạo động lực, nguồn lực của Nhà trường và đặc điểm công việc, đặc điểm của từng giảng viên để lựa chọn các công cụ tạo động lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ tư, kết hợp sử dụng các loại công cụ tạo động lực vì mỗi công cụ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG 2.1. Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Hải Dương

2.1.1. Lịch sử hình thành

Trường Đại học Hải Dương (Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương) là Trường công lập trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương, được thành lập theo Quyết định số 1258/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 07 năm 2011 trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương và được đổi tên theo Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Với truyền thống 52 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường có uy tín lãnh đạo và dạy nghề các bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học theo các khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật - Xã hội. Xuất phát điểm là Trường Trung cấp Quản lý Kinh tế Hải Hưng thuộc Ban Đào tạo và Tuyển sinh Hải Hưng được thành lập năm 1979 trên cơ sở thống nhất 03 trường của 03 ngành: Tài chính, Kế hoạch và Lao động; Năm 1993, sáp nhập Trường Thương nghiệp của Sở Thương mại (nguyên từ Trường Thương nghiệp được thành lập vào năm 1960 trực thuộc Bộ Nội thương chuyển giao về Tỉnh). Năm 1991, Nhà trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Kinh tế Hải Hưng trực thuộc Sở Giáo dục Hải Hưng;

Năm 2001, Nhà trường được nâng cấp thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương theo Quyết định số 272/2001/QĐ-BGD&ĐT– TCCB ngày 11/01/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Năm 2007, Nhà trường được chuyển lên trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương; thực hiện vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 1993/QĐ-UBND, ngày 04/6/2007 (nay là Quyết định số 1483/QĐ-

UBND, ngày 07/6/2010) của UBND tỉnh Hải Dương.

Năm 2011, Nhà trường được nâng cấp thành lập Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương trực thuộc Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Hải Dương theo Quyết định số 1258/2011/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và được đổi tên thành Trường Đại học Hải Dương theo Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2013. Đây là Trường Đại học công lập đầu tiên trực thuộc Tỉnh, là kết quả sau phấn đấu của toàn thể giảng viên giảng viên trong Trường, đặc biệt là đội ngũ Ban Giám hiệu Nhà trường.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Hải Dương

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chung

Trường Đại học Hải Dương trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương, chịu sự quản lý hành chính trực tiếp của UBND tỉnh Hải Dương; chịu sự quản lý Nhà nước chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Trường là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động theo các quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Đại học ...;

Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Sứ mạng và chính sách chất lượng: Sứ mạng và chính sách chất lượng của Nhà trường là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; hội nhập khu vực về kinh tế quốc tế; phấn đấu trở thành Trung tâm giáo dục - đào tạo - nghiên cứu khoa học lớn của tỉnh.

Mục tiêu và phương châm đào tạo của Nhà trường: Phương châm đào tạo của Nhà trường là nâng cao chất lượng, chú trọng kỹ năng thực hành, bồi dưỡng tư duy phân tích, sáng tạo, nâng cao nhân cách đạo đức, phát triển thể lực cho học sinh - sinh viên.

2.1.2.2. Một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể

- Chức năng:

hơn thuộc các ngành nghề: Kế toán - Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Văn phòng, Công nghệ thông tin, Điện tử - Truyền thông, Điện dân dụng, Công nghệ Nhiệt - Lạnh; Chăn nuôi, Thú y…, cung cấp lao động cho tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận;

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội;

+ Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật; đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường, tổ chức, xí nghiệp các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng của Trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước;

+ Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành, nghề Nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;

+ Thực hiện việc tuyển sinh, quản lý giáo dục, rèn luyện học sinh và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

+ Nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ, thực hiện các dự án, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ theo kế hoạch do cấp trên giao, hoặc chủ động hợp tác với các viện, các trường đại học, cao đẳng, học viện, các tổ chức quốc tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật, tổ

chức đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, dự án... cấp Trường, cấp Tỉnh và cấp Bộ; xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường theo Luật xuất bản và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quá trình đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh;

+ Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân: góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường và chi cho các họat động giáo dục đồng thời bổ sung nguồn tài chính cho Nhà trường;

+ Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo dục; Đăng ký, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản lý của nhà trường kiểm định chất lượng cấp trên;

+ Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức và người lao động; về tài sản, tài chính của Trường theo quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Tỉnh;

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cấp, sở, ngành liên quan về các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường theo quy định hiện hành;

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định trong điều lệ trường đại học, cao đẳng và được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao.

2.1.3. Cơ sở vật chất

Tổng số diện tích đất xây dựng cho Trường được phân theo các giai đoạn: Hiện nay (2011 - 2015): 23,7 ha. Từ 2016 trở đi: Bổ sung 30 ha thành 53,7 ha. Trong đó: Cơ sở 1: Trụ sở và cơ sở đào tạo chính đến năm 2013 với diện tích đất gồm 02 ha tại Khu 8 phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (ở giữa số 1002 và 1004, đại lộ Lê Thanh Nghị (đi thẳng vào 200m)); Cơ sở 2: Đến nay đã giải phóng mặt bằng xong 14,7 ha trong tổng diện tích quy hoạch Giai đoạn đầu (2011 - 2015) là 21,7 ha; sau 2016 trở đi: 53,7 ha tại xã Liên Hồng, huyện Gia

Lộc, tỉnh Hải Dương và nằm trong quy hoạch diện tích đất xây dựng khu liên hợp thể thao, văn hoá, y tế, giáo dục ở phía Nam cầu Lộ Cương. Ngoài ra, Trường được Tỉnh giao quản lý, sử dụng và khai thác khu Ký túc xá sinh viên tập trung do Tỉnh đầu tư với tổng diện tích quy hoạch 21 ha (Trong đó: Giai đoạn 1 gồm 11,2995 ha đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng) nằm sát cạnh cơ sở 2 của Trường.

2.1.4. Hoạt động đào tạo

* Về ngành đào tạo:

Với phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội, Nhà trường tiếp tục mở rộng ngành nghề đào tạo. Căn cứ các ngành đã đăng ký theo Dự án khả thi Thành lập Trường Đại học đã được phê duyệt (25 ngành kỹ thuật, 22 ngành kinh tế - xã hội và 10 ngành sư phạm) và các quy định của Nhà nước hiện hành về mở các ngành đào tạo, trong năm học 2012 - 2013, Nhà trường đã xây dựng các đề án mở thêm 07 ngành đào tạo đại học mới: Sư phạm Toán, Sư phạm Lý, Sư phạm kỹ thuật Công nghiệp, Chính trị học, Quản trị du lịch và lữ hành, Quản trị văn phòng và Công nghệ thông tin đồng thời tích cực chuẩn bị mở các ngành đào tạo Sau đại học.

- Đến tháng 5/2013, Bộ Giáo dục và đào tạo đã cho phép đào tạo thêm 02 ngành: Chính trị học, Quản trị du lịch và lữ hành; đang xem xét 02 ngành: Quản trị văn phòng và Công nghệ thông tin; còn 03 ngành đã có thông báo chờ Bộ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đào tạo đủ giảng viên lên lớp cho trình độ đại học xong mới giải quyết.

- Hiện nay, Trường đang triển khai đào tạo 14 ngành học hệ chính quy (07 ngành Kinh tế, 05 ngành Kỹ thuật, 02 ngành chính trị và xã hội) với 19 chuyên ngành ở 3 bậc học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Ngành đào tạo tăng gấp 02 lần so với năm học 2005 - 2006 và tăng gấp 4 lần so với năm học 2001 - 2002. Năm học 2012 - 2013, Trường tiếp tục xây dựng Đề án mở ngành và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thêm 10 ngành đào tạo, trong đó có 09 ngành đào tạo bậc đại học. Khẳng định sự sáng suốt, nhạy bén của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, tập thể sự phạm Nhà trường đã đồng tâm hiệp lực phát triển ngành nghề, quy

mô, chất lượng đào tạo góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu Nhà trường. Riêng đào tạo trình độ đại học thì so với Dự án nâng cấp Trường lên Đại học thì lộ trình đào tạo các ngành trình độ đại học giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 đã vượt xa so với kế hoạch ban đầu. Như vậy, đến tháng 7/2013, sau 02 năm được nâng cấp lên Đại học, Nhà trường đã được phép mở và đào tạo 09 ngành đại học (so với đề án nâng cấp Trường đều trước lộ trình từ 1 đến 5 năm) theo các lĩnh vực: Kinh tế (5), kỹ thuật (03) và xã hội (01) với quy mô tuyển sinh trình độ đại học là 1500 sinh viên. So sánh kế hoạch trong Dự án khả thi nâng cấp Trường lên Đại học thì về ngành đạt 9/2 = 450%; vượt xa kế hoạch đề ra.

* Quy mô đào tạo:

- Quy mô và chất lượng đào tạo của Nhà trường năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2012 - 2013, quy mô đào tạo của Nhà trường là trên 7.000 học sinh, sinh viên (HSSV), với 20 ngành thuộc 3 hệ đào tạo chính quy: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Ngoài ra còn đào tạo Nghề và liên thông Trung cấp - Cao đẳng, Cao đẳng - Đại học, liên kết đào tạo liên thông Cao đẳng - Đại học...; hợp tác tổ chức các lớp đào tạo Sau Đại học. Quy mô đào tạo hệ chính quy của Nhà trường theo các trình độ giai đoạn từ năm 2011 đến nay đều tăng.

Bảng 2.1. Quy mô đào tạo từ năm 2009 đến 2012 Năm học Tổng số HSSV Trong đó Đại học Cao đẳng Trung cấp Dạy nghề, bồi dưỡng

Liên kết đào tạo đại học

2009 - 2010 8.244 0 3.863 1.917 1.370 1.094 2010 - 2011 8.423 0 3.732 1.986 1.160 1.545

2011 - 2012 9.107 71 5.688 1.238 1.055 955

Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo - Trường ĐH Hải Dương

Xác định được mục tiêu đào tạo là nâng cao chất lượng cán bộ quản lý Kinh tế - Kỹ thuật thực hành… nên hàng năm Nhà trường đều rà soát chương trình đào tạo, bổ sung thêm các môn kỹ năng nghề nghiệp, tăng thời lượng thực hành, xêmina… Chất lượng đào tạo được đánh giá tăng trên 10% hàng năm. Với phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của xã hội, đào tạo theo địa chỉ, hợp tác cung cấp cử nhân kinh tế, kỹ thuật cho các doanh nghiệp và

các khu công nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh nên phần lớn HSSV của Trường sau khi tốt nghiệp đã sớm tìm được việc làm đúng ngành, nghề được đào tạo và có khả năng làm việc tốt được các nhà trường, doanh nghiệp ghi nhận. Do vậy quy mô đào tạo của Nhà trường hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước: Năm học 2010 - 2011 tăng 2,17% so với năm học 2009 - 2010, năm học 2011 - 2012 so với năm học 2010 - 2011 tăng 8,12%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w