Các công cụ tâm lý, giáo dục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 50)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.3.3. Các công cụ tâm lý, giáo dục

Các công cụ tâm lý, giáo dục là tập hợp các phương tiện, phương pháp mà các nhà quản lý sử dụng để tác động lên động cơ tâm lý của mỗi con người làm cho họ tự nhận thấy nghĩa vụ và quyền lợi của mình để làm việc một cách nhiệt tình và tự giác, nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức: Các hình thức biểu dương thành tích xuất sắc của 1 cá nhân, tập thể, đó là sự cổ vũ tinh thần lớn khiến người lao động thấy niềm vui trong công việc, vì thành quả lao động của họ được thừa nhận. Các khích lệ về tinh thần cũng có vai trò rất lớn, nhằm thỏa mãn các nhu

cầu động cơ ngày càng cao của người lao động.

Bầu không khí làm việc: Bầu không khí làm việc thân mật, vui vẻ tại tổ chức rất có tác dụng làm người lao động cảm thấy tâm lý thoải mái tinh thần và họ sẽ tận tụy hơn với công việc. Nếu trong một tổ chức luôn có không khí căng thẳng , sức ép công việc lớn, mọi người làm việc tách rời, không có sự liên kết thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao, dẫn tới sự kìm hãm phát triển của tổ chức.

Phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo liên quan tới môi trường và những yếu tố thuộc về cá nhân giảng viên lãnh đạo phù hợp với môi trường đang điều hành. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố khác trong nhà trường và ảnh hưởng trực tiếp tới giảng viên về các mặt như: phân công công việc, đánh giá giảng viên, tạo mối quan hệ thân thiện trong nhà trường….

Phong cách lãnh đạo bao gồm 3 loại: Phong cách lãnh đạo độc đoán; phong cách lãnh đạo tự do; phong cách lãnh đạo dân chủ.

Phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của giảng viên. Tùy vào phong cách của người lãnh đạo độc đoán, dân chủ hay tự do mà tạo nên động lực làm việc của giảng viên.Khi người lãnh đạo trong nhà trường có phong cách làm việc dân chủ, nhiệt tình, quan tâm tới đời sống của nhân viên sẽ tạo ra động lực làm việc rất lớn cho giảng viên, nhất là vào những thời điểm khó khăn, mang tính quyết định. Người lãnh đạo có thể đem lại nguồn cảm hứng làm việc mạnh mẽ trong nhà trường và cũng có thể làm cho không khí làm việc đó trở nên nặng nề. Vì thế, tạo ra một phong cách làm việc tốt cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc tạo động lực cho mỗi giảng viên.

Phong cách lãnh đạo là cách mà người lãnh đạo dùng để tác động đến tập thể người lao động. Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo này hay khác có ảnh hưởng không nhỏ đến củng cố giáo dục trong tập thể. Biết cách gần gũi, cởi mở, quan tâm đến nhân viên, biết khuyến khích, động viên nhân viên kịp thời sẽ góp phần những người tài và thu hút những người tiềm năng trong tương lai.

Văn hóa tổ chức: Là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên động lực cho người lao động, văn hóa được hiểu là “một hệ thống các giá trị, những niềm tin và

những qui phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức chính quy, tạo ra các chuẩn mực về hành vi trong công việc”. Một tổ chức có văn hóa ngành nghề theo chuẩn mực, lịch sự với tác phong làm việc nghiêm túc là sợi dây ràng buộc người lao động phải làm việc theo chuẩn mực đó. Văn hóa doanh nghiệp thực là công cụ tạo động lực rất tốt cho người lao động, tạo ra một tổ chức phát triển, lành mạnh.

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc: Quá trình lao động bao giờ cũng được diễn ra trong một môi trường lao động nhất định. Môi trường lao động khác nhau sẽ có các điều kiện khác nhau tác động đến người lao động. Như vậy, điều kiện làm việc của mỗi người lao động rất phong phú, đa dạng và mỗi một môi trường làm việc, một điều kiện làm việc đều tác động đến rất nhiều người lao động và nó tác động đến họ theo nhiều khía cạnh khác nhau.

- Điều kiện sinh lý lao động: là các vấn đề về sức tập trung tinh thần, nhịp độ, tính đơn điệu của công việc. Điều kiện này có tác động lớn đến sức khỏe và sự hứng thú của người lao động.

- Điều kiện làm việc: Việc bố trí và trang trí không gian làm việc làm ảnh hưởng tới tâm lý thoải mái hay không thoải mái của người lao động.

- Điều kiện tâm lý xã hội: Điều kiện này liên quan đến bầu không khí của nhóm hay cả tổ chức, không những thế nó còn tác động đến việc phát huy sáng kiến, các phong trào thi đua trong tổ chức. Tác phong lãnh đạo của các nhà quản lý trong tổ chức cũng ảnh hưởng nhiều đến điều kiện làm việc

- Điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi: Xây dựng tốt chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động, là điều kiện để giảm tai nạn lao động, tăng năng suất và chất lượng lao động.

Điều kiện làm việc là một trong những yếu tố quyết định nhất tới việc tạo động lực làm việc cho giảng viên.

Chính sách đào tạo: Giảng viên luôn muốn có cơ hội học tập để hoàn thiện và phát triển chuyên môn nghề nghiệp. Vì thế, việc nhà trường đào tạo, cử giảng viên đi học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài ra, cần quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng cho giảng viên, nâng cao tinh thần làm việc, tầm quan trọng trong kỷ

luật, ý thức, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc vì lợi ích chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w