Công cụ hành chính, tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 81)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Công cụ hành chính, tổ chức

Về việc ban hành các văn bản, điều lệ, quy chế trong Nhà trường: Nhà trường đã xây dựng và ban hành khá đầy đủ các văn bản quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, sự phối hợp công tác của các đơn vị, đoàn thể trong tổ chức bộ máy Nhà trường và cụ thể hóa nhiệm vụ, chế độ làm việc, quyền hạn của giảng viên, chuyên viên của trường (Quyết định số 09/QĐ- ĐHKTKT ngày 17/4/2012 về Ban hành Quy chế làm việc, phối hợp công tác giữa các phòng, khoa, trung tâm và các

Tổ chức chính trị xã hội trong Trường; Quyết định số 251/QĐ - HT ngày 18/8/2011 về việc Ban hành Quy chế chi tiêu Nội bộ trong đó quy định rõ về chế độ làm việc, quyền hạn của giảng viên, chuyên viên của Trường...). Hàng năm điều chỉnh Quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế của Trường, của địa phương …. Đồng thời Nhà trường cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, trung tâm trực thuộc Trường.

Nhà trường đã hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ: trong đó quy định cụ thể các chế độ đối với giảng viên như chế độ thanh toán vượt giờ; chế độ chi hiếu, hỷ; ốm đau…

Đồng thời Nhà trường cũng đã ban hành quy trình đánh giá chất lượng công tác hàng tháng. Cụ thể quy trình đánh giá như sau:

Nhà trường đã xây dựng quy chế về học tập nâng cao trình độ, khuyến khích và tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ giảng viên đi nghiên cứu sinh, học cao học và sau đại học giúp giảng viên vừa tham gia giảng dạy, vừa đi nghiên cứu sinh, học cao học nâng cao trình độ chuyên môn để có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đạt chuẩn chất lượng đáp ứng đào tạo đại học và sự tăng trưởng của quy mô đào tạo, cụ thể như: Nhà trường tích cực triển khai thực hiện chế độ khuyến học, thu

Cá nhân tự đánh giá Tập thể Khoa đánh giá Phòng TCCB tổng hợp Hội đồng Nhà trường đánh giá Cá nhân tự đánh giá

hút, ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị của Tỉnh như: ưu tiên bố trí chỗ ở và việc làm, hỗ trợ kinh phí với số tiền 15 triệu đồng/Thạc sỹ Kinh tế và 19,5 triệu đồng/Thạc sỹ Kỹ thuật; 30 triệu đồng/Tiến sỹ kinh tế và 39 triệu đồng/Tiến sỹ Kỹ thuật cho quá trình làm luận văn, luận án; Hỗ trợ thêm điều kiện để đại đa số NCS của Nhà trường có khả năng bảo vệ các luận án trong thời gian sớm nhất như: cấp 100% học phí, giảm 50% số tiết nghĩa vụ mỗi năm, hỗ trợ 10 - 20 triệu đồng/năm và ứng trước cho mỗi NCS 10 triệu/năm trong 03 năm theo chính sách khuyến học của tỉnh. Tương tự, cấp 100% học phí, giảm 50 tiết nghĩa vụ và ứng trước 15 triệu đồng theo chính sách khuyến học của tỉnh trong 02 năm cho học viên cao học (Biên bản Hội thảo khoa học số 534/BB-CHD ngày 21/9/2010 về giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên và chất lượng đào tạo).

Đặc biệt, Nhà trường đã ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên. Do yêu cầu thực tế và đòi hỏi nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy đối với giảng viên, bắt đầu từ tháng 4 năm 2013 các giảng viên phải thực hiện chế độ soạn bài và nghiên cứu tại trường. Về cơ bản, quy định này đã phần nào tác động đến giảng viên, họ dành nhiều thời gian hơn cho việc soạn bài, nghiên cứu bài giảng chuẩn bị lên lớp vì vậy mà chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên việc quy định giảng viên làm việc hành chính tại trường cũng gây khó khăn không nhỏ đến giảng viên. Có đến hơn 50% giảng viên nói rằng họ làm việc với hiệu quả không cao do không thể tập trung soạn bài tại trường vì quá ồn hoặc do không gian chật chội. Hơn nữa một số giảng viên có con nhỏ hoặc nhà ở xa cũng rất khó khăn trong việc đi lại và sắp xếp thời gian. Do vậy, Nhà trường cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung một số quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên để học có thể yên tâm công tác.

Cùng với công tác ban hành văn bản, Nhà trường đã tiến hành bổ sung và hoàn thiện các văn bản quản lý điều hành nhằm phù hợp với thực tế và phát huy năng lực quản lý của mỗi cá nhân trong tập thể. Hiện tại, Nhà trường đã xây dựng và hoàn thiện các văn bản quản lý điều hành. Các văn bản đã xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân, tập thể và các tổ chức trong Trường, bao quát

được hết mọi lĩnh vực quản lý. Ngoài ra tiếp tục thực hiện đề tài quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, Trường đã xây dựng được hệ thống mục tiêu chất lượng, kế hoạch chất lượng cho từng đơn vị và các thủ tục quy trình cho các hoạt động cơ bản (thủ tục quy trình tuyển sinh, thủ tục quy trình tuyển dụng cán bộ, giảng viên, thủ tục quy trình mua sắm tài sản trang thiết bị, thủ tục quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, thủ tục quy trình về công tác hành chính văn thư…), đặc biệt các phần mềm về quản lý điểm, quản lý trang web và mạng LAN; các quy trình về tự hạch toán nội bộ, nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành….

Cơ cấu tổ chức: Nhà trường đã từng bước hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý khoa, phòng, trung tâm; thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý về các khoa, trung tâm, xây dựng và hoàn thiện quy trình tác nghiệp, triển khai cơ chế phối hợp giữa các khoa, phòng, trung tâm trong trường theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh ra, kiểm tra, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm đối với cấp trưởng đơn vị đi đôi với thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 81)