Về lãnh đạo Nhà trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 101)

8. Kết cấu của luận văn

3.4.1.Về lãnh đạo Nhà trường

Người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện trong cơ quan. Chính vì vậy, người lãnh đạo cần phải có phong cách lãnh đạo phù hợp, không được quá dân chủ nhưng cũng không được quá độc đoán. Muốn nhân viên của mình có hứng thú trong công việc và làm việc

tốt thì trước tiên người lãnh đạo cũng phải làm việc có hiệu quả, có cảm hứng và truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên mình.

Người lãnh đạo còn cần phải có sự quan sát và nhìn nhận những biểu hiện của từng giảng viên trước mỗi công việc để qua đó thúc đẩy, động viên, khen ngợi và có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với năng lực, sở trường, tính cách của mỗi công chức; nắm bắt những nhu cầu và thỏa mãn nó trong điều kiện có thể cho phép.

Trong phân công công việc, người lãnh đạo cần nhận thấy được những đóng góp của mỗi cá nhân và ghi nhận sự đóng góp này trên mỗi giác độ khác nhau. Đồng thời việc phân chia quyền lợi cần rõ ràng, minh bạch và có những tiêu chí cụ thể, thống nhất. Việc đánh giá giảng viên trong Nhà trườngphải được thực hiện nghiêm túc, công bằng, tránh hình thức, nể nang…

Để phát huy tính sáng tạo và tự chủ của mỗi giảng viên, người lãnh đạo cần tăng quyền cho giảng viên, cho phép họ tự do lựa chọn cách thức thực hiện công việc, chủ động trong công việc, khuyến khích việc chịu trách nhiệm cá nhân đồng thời tạo cơ hội khẳng định bản thân, thiết lập các mục tiêu mang tính thách thức. Điều quan trọng là người lãnh đạo cần tạo được hai yếu tố luôn luôn đồng hành đó là hoàn thiện “cái tâm” và “cái tầm” của mình.

Người lãnh đạo phải thật sự quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của từng giảng viên, phải kịp thời chỉ ra những sai phạm, thiếu sót của giảng viên cũng như hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Bên cạnh đó, người lãnh đạo đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, trông rộng, phải biết cách tổ chức, sắp xếp công việc, phân công, bố trí nhân viên đúng người, đúng việc. Đó chính là “nghệ thuật dùng người” của người lãnh đạo. Điều này thể hiện rõ nét ở khả năng nhìn nhận, đánh giá nhân viên cấp dưới. Một người lãnh đạo “chuyên nghiệp”, có kinh nghiệm không bao giờ nhận xét, đánh giá nhân viên qua cử chỉ, lời nói, thái độ bên ngoài nhất thời hoặc qua dư luận một phía mà phải biết lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, từ đó gạn lọc những thông tin thật sự đáng tin cậy, chính xác, đồng thời kết hợp với việc đi sâu tìm hiểu đời sống tâm sinh lý cũng như quá trình công tác, cống hiến, trình độ năng lực … của từng nhân viên để rút ra

những nhận xét, đánh giá đúng mức, tránh tạo nên sự hiểu lầm gây hại cho nhân viên. “Nghệ thuật dùng người” của người lãnh đạo còn thể hiện ở khả năng “lôi kéo” nhân viên thành một khối đoàn kết, thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của tập thể. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo phải là trung tâm của sự đoàn kết, không chia bè kéo cánh, gây chia rẽ nội bộ, xây dựng cho mọi người ý thức làm việc tập thể, thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện, cơ hội để mọi người gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và công tác.

Nói tóm lại người lãnh đạo phải thực sự là người “có tâm”, “có tầm”, “có tài”, phải hiểu rõ được vai trò của công tác tạo động lực từ đó đề cao và coi trọng việc sử dụng các công cụ tạo động lực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 101)