Kinh nghiệm về công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên tại các trường đại họ cở Mỹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 57)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.1.1. Kinh nghiệm về công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên tại các trường đại họ cở Mỹ

Tại Hoa Kỳ, giáo sư hay những giảng viên ở cấp đại học là nghề nghiệp có mức lương cao và được tôn trọng hàng đầu trong giới hàn lâm, tri thức. Ở Mỹ, những người đã có bằng Tiến sỹ, tham gia giảng dạy lâu năm thường chiếm hàng ngũ các giáo sư, phó giáo sư hoặc giáo sư cao cấp. Nghiên cứu và giáo dục là một trong những nhiệm vụ chính của các giáo sư với thời gian dành cho nghiên cứu hoặc giảng dạy.

Xuất bản các bài viết trên báo, tạp chí, hay sách là điều kiện cần thiết để thăng tiến trong nghề nghiệp này. Theo các số liệu do Cục thống kê lao động Mỹ

công bố, Giáo sư Đại học là một trong những nghề có thu nhập cao, khả năng thăng tiến nhanh nhất tại Mỹ với mức tăng khoảng 524.000 vị trí từ năm 2004 đến năm 2014.

Các trường đại học và cao đẳng tư, độc lập trả lương giảng viên cao hơn so với các trường công. Vậy thu nhập của giảng viên so với thu nhập của những người làm trong các ngành khác thì sao? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể xem các số liệu do Cục thống kê lao động Mỹ công bố.

Tại Mỹ, thu nhập của giảng viên đại học dao động ở mức 110.000 USD/năm, tùy theo từng chuyên ngành, tương đương với thu nhập của các nhân viên làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Tuy vậy, những Giáo sư cao cấp, làm việc tại Viện Hàn lâm hay các trường đại học danh tiếng như Đại học Havard, Đại học Yale, Đại học Cambrige, Đại học Chicago có thu nhập rất cao, ở mức trên 300.000 USD/năm. Đó là chưa kể đến sự trọng vọng của xã hội đặc biệt là của giới tri thức với những người tài năng, có trình độ cao luôn được đặt lên hàng đầu. Rất nhiều những tổ chức đào tạo nhân tài, quy tụ thần đồng hay những câu lạc bộ dành cho những người có chỉ số thông minh (IQ) cao nhất thế giới được mở ra tại Mỹ. Họ được nhà nước bao cấp toàn bộ và được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt để tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi cho nhân tài phát huy hết khả năng của mình.

Đại học Stanford, Drexel…ở Mĩ có các chính sách cho đội ngũ nghiên cứu viên làm việc toàn phần và theo chế độ cộng tác trong đó họ được quyền hưởng tất cả các lợi ích mà trường dành cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu của mình: bao gồm các chính sách dựa trên các chức danh như nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính và trợ lí nghiên cứu.

Luật pháp Mĩ qui định: Tất cả các giảng viên sẽ được thuê, được thăng tiến dựa trên năng lực và sự hiểu biết của họ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Không có giảng viên nào được thuê mướn, được thăng tiến hay bị đuổi việc do tín ngưỡng tôn giáo hay quan điểm chính trị của mình.

Các chính sách thu hút, tuyển dụng và giữ chân những người có năng lực trong ngành sư phạm của Mĩ. Chính sách này đòi hỏi thu hút ngay từ đầu những người có năng lực vào nghề sư phạm với các hỗ trợ và tạo động lực để họ phát triển,

duy trì và ở lại trong ngành giáo dục bằng các thủ tục thi thuận tiện, các kích thích tài chính và các cơ hội việc làm.

1.3.2.2. Kinh nghiệm về công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên tại các trường đại học ở Úc

Đại học Sydney (29 January 2010) và một số đại học khác qui định chế độ thu nhập thêm ngoài trường đại học cho giảng viên, trong đó giảng viên được dành thời gian để nghiên cứu và giảng dạy ở các nước khác, đóng góp một phần thu nhập vào thuế cho quốc gia và quĩ phát triển của nhà trường từ các nguồn thu nhập này.

Đại học Aucland New Zealand đề ra chính sách phát triển chuyên môn đội ngũ như sau: phát triển chuyên môn nhằm giúp giảng viên dạy tốt, nghiên cứu tốt, phát triển các năng lực quản lí và các năng lực kĩ thuật, cập nhật các kiến thức và kĩ năng…trên cơ sở tạo các cơ hội bình đẳng cho tất cả các giảng viên và cán bộ nghiên cứu qua tất cả các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, hội thảo, sinh hoạt khoa học…

Đại học Adelaide (Úc) (26/07/2006), qui định về giờ giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học. Với qui định này giảng viên tham gia vào bốn lĩnh vực hoạt động (giảng dạy, nghiên cứu, tham gia làm quản lí và các hoạt động chuyên môn - hoạt động cộng đồng). Các nghiên cứu viên với chức năng chính là nghiên cứu chỉ cần tham gia vào hai lĩnh vực hoạt động chứ không phải là bốn. Trong chính sách này mô hình và các chỉ dẫn về qui định giờ công lao động được định ra và được điều chỉnh, xem xét ba năm một lần. Qui định về giờ công lao động ngoài việc xem xét tính chất công việc còn nhằm giảm thiểu sự căng thẳng và các trường hợp ốm đau và dựa trên thời gian làm việc 48 tuần/năm trừ các ngày nghỉ lễ và các ngày cuối tuần (Giảng viên không dạy quá ba môn và không dạy nhiều hơn 6 ngày cuối tuần xa nơi làm việc chính).

1.3.2. Kinh nghiệm về công cụ tạo động làm việc cho giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm về công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học FPT

Tại trường Đại học FPT, khi tuyển dụng giảng viên đã có chính sách đặc biệt ưu tiên cho giảng viên trẻ. Họ đánh giá kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp

công nghệ thông tin của giảng viên cao không kém giá trị của bằng cấp, giảng viên có kinh nghiệm làm phần mềm 5 năm được tính tương đương tiến sỹ, kinh nghiệm 3 năm tính tương đương thạc sỹ để hưởng các chính sách đãi ngộ.

Ngoài mức lương trả cho giảng viên theo quy định của Nhà nước, Nhà trường còn chi trả thêm các khoản phụ cấp khác để giảng viên có thể đảm bảo cuộc sống của mình và yên tâm công tác. Mức thu nhập tối thiểu hàng tháng với giảng viên là cử nhân mới tốt nghiệp là 5 triệu đồng, còn với người có bằng trên đại học ít nhất là 7-10 triệu/tháng - kể cả trong thời gian chưa đứng lớp. Thu nhập thực tế tính theo giờ giảng của giảng viên nói chung đều cao hơn mức tối thiểu, số giảng viên có thu nhập trên 15 triệu/tháng không ít. Trường còn hỗ trợ để mỗi giảng viên đều có laptop cá nhân để dùng trong công việc giảng dạy.

Như vậy có thể thấy rằng Trường Đại học FPT là trường đại học các chính sách tạo động lực ưu tiên cho đội ngũ giảng viên trẻ.

1.3.2.1. Kinh nghiệm về công cụ tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học Đà Nẵng

Khác với Trường Đại học FPT, Trường Đại học Đà Nẵng tạo động lực cho giảng viên chủ yếu thông qua chính sách đào tạo, phát triển giảng viên. Đại học Đà Nẵng tăng cường bồi dưỡng phương pháp dạy - học đại học, đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho giảng viên, nhất là giảng viên trẻ. Xây dựng “Quỹ hỗ trợ cán bộ trẻ” nhằm hỗ trợ một phần cho cán bộ trẻ nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... Đại học Đà Nẵng mời giảng viên tình nguyện từ các nước Anh, Mỹ, Úc, Nhật... đến làm việc tại các trường, giúp giảng viên nâng cao trình độ ngoại ngữ. Trong giai đoạn 2010 - 2012, Đại học Đà Nẵng đã làm thủ tục cử 1184 lượt cán bộ đi nước ngoài (trong đó có 275 cán bộ đi đào tạo dài hạn, 909 cán bộ đi công tác và thực tập ngắn hạn) và cử 107 cán bộ đi đào tạo trong nước. Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng xúc tiến hỗ trợ các thủ tục hưởng ưu đãi đối với các cán bộ giỏi, tốt nghiệp ở nước ngoài về như được mua đất giá ưu đãi hoặc thuê chung cư, căn hộ của thành phố.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w