Tính hợp pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 45)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2.1. Tính hợp pháp

Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất đối với các công cụ tạo động lực. Mỗi tổ chức có thể ưu tiên sử dụng những công cụ tạo động lực khác nhau nhưng phải đảm bảo công cụ ấy là công cụ hợp pháp được xã hội thừa nhận. Các công cụ tạo động lực phải được sử dụng đúng mục đích, tuân thủ các quy định của pháp luật. Ví dụ như đối với công cụ lương, các trường đại học phải tuân thủ các quy

định trong các văn bản sau: Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định tiền lương theo hệ số ngạch, bậc; Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường công lập; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với Nhà giáo.

1.2.2.2. Tính hiệu lực

Hiệu lực (Effectiveness): các công cụ tạo động lực có xác định đúng mục tiêu và thực hiện được các mục tiêu đề ra hay không.

Hiệu lực = Kết quả/mục tiêu

Tính hiệu lực của công cụ tạo động lực thể hiện ở việc nó có đạt được mục tiêu hay không cụ thể là nó phải trả lời được các câu hỏi: Việc sử dụng công cụ đó có nâng cao chất lượng giảng dạy hay không? Có thúc đẩy được giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học không? Có tạo được sự tin tưởng và gắn bó của giảng viên với nhà trường hay không? Có phát huy được sự sáng tạo và thích nghi của giảng viên không?

Để đảm bảo tính hiệu lực nhà quản lý phải tính toán và cân nhắc đến đối tượng, thời gian, nguồn lực của tổ chức.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w