8. Kết cấu của luận văn
1.1.1.1. Khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên
a. Khái niệm giảng viên
Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật giáo dục 2005, giảng viên đại học là những nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và được phân chia thành các ngạch giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
“Nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học hoặc cao đẳng nghề gọi là giảng viên”.[21, Khoản 3- Đ70]
“Giảng viên trong cơ sở giáo dục học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định” [22, Đ54].
Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.
Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
thạc sĩ trở lên làm giảng viên.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, quy định việc bồi dưỡng, sử dụng giảng viên.
b. Khái niệm đội ngũ giảng viên
Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng. Đội ngũ được xem là một tập thể người gắn kết với nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần và hoạt động theo một nguyên tắc nhằm hướng tới mục đích chung của tổ chức.
Đội ngũ giảng viên là tập hợp những giảng viên được tổ chức thành một lực lượng có chung một nhiệm vụ là giảng dạy, thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho tập thể đó. Tập hợp giảng viên của một trường đại học, cao đẳng nhất định thì được gọi là đội ngũ giảng viên của trường đó.
Đối với những người lãnh đạo - quản lý trong các tổ chức giáo dục, đào tạo phải làm thế nào để gắn kết các thành viên trong đội ngũ giảng viên lại tạo thành một đội ngũ cùng chung mục đích, lý tưởng mà trong đó mỗi thành viên là một nhân tố quan trọng với đầy đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức với những tri thức mới, tập hợp thành một khối đoàn kết thống nhất tạo ra một đội ngũ nhà giáo lớn mạnh, rộng khắp đáp ứng được nhiệm vụ của giáo dục trong thời đại ngày nay là một yêu cầu hết sức cần thiết.