Hoàn thiện công cụ tiền lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 95)

8. Kết cấu của luận văn

3.3.1.1.Hoàn thiện công cụ tiền lương

Thứ nhất là hoàn thiện cơ chế trả lương cho giảng viên. Hiện nay Nhà trường còn đang lúng túng trong việc trả lương cho giảng viên vì chưa đưa ra được các tiêu chí cụ thể để xác định đúng và đủ lương cho giảng viên. Tiền lương mà đội ngũ giảng viên đại học được hưởng phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo cho người giảng viên đủ sống, nâng cao trình độ chuyên môn, tiền lương phải thực sự là bộ phận thu nhập chủ yếu của người giảng viên, phải gắn tiền lương với công việc, trách nhiệm và kết quả lao động của họ. Tiền lương trả theo giá trị sức lao động phải thể hiện ở trình độ học vấn, tính chất lao động phức tạp của đội ngũ giảng viên. Tiền lương mà đội ngũ giảng viên đại học được hưởng phải đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, đi lại, chữa bệnh, học hành, sinh hoạt văn hoá, giao tiếp xã hội và một phần nuôi con. Đặc biệt, đối với những lao động phức tạp đặc thù như lao động của đội ngũ giảng viên đại học thì chi phí cho việc học tập để nâng cao trình độ là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Nhà trường nên căn cứ vào vị trí, năng lực và kết quả đóng góp của giảng viên để trả lương nhằm tạo sự cạnh tranh và khuyến khích người lao động, đặc biệt đối với những giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ cao.

Thứ hai là đảm bảo và nâng cao mức thu nhập của giảng viên. Nhà trường có thể tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo khác để tạo việc làm thêm cho giảng viên và nâng cao thu nhập của họ. Đồng thời, Nhà trường cũng nên khuyến khích và hỗ trợ giảng viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học để họ có thể có thêm một khoản thu nhập ngoài lương. Việc sử dụng tiết kiệm các nguồn tài chính của Trường, nguồn hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện xã hội hóa là điều hết sức cần thiết để đảm bảo và duy trì quỹ lương ổn định cho giảng viên.

Thứ ba là phát huy tính dân chủ trong việc xây dựng chế độ lương: Hiện nay chế độ lương của Nhà trường còn rất nhiều điều hạn chế: chế độ lương thấp, cách tính lương còn mang tính bình quân chủ nghĩa vì vậy không tạo được động lực thực sự cho giảng viên. Để khắc phục những hạn chế trên Nhà trường có thể thông qua việc trưng cầu dân ý của cán bộ, giảng viên để biết được những ưu, nhược điểm

trong cơ chế trả lương hiện nay, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Cần phải lưu ý rằng tính dân chủ phải được thực hiện đúng bản chất, tránh dân chủ hình thức.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 95)