Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 25)

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Các công cụ tạo động lực cho giảng viên cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương.

- Về không gian nghiên cứu: Trường Đại học Hải Dương. - Vê thời gian:

+ Dữ liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn 2008 - 2013.

+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra (chủ yếu tập trung vào giảng viên Trường Đại học Hải Dương) kết hợp với việc phỏng vấn, được thực hiện trong

tháng 6 năm 2013.

+ Các giải pháp được đề xuất đến năm 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Khung lý thuyết

5.2. Quy trình nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng theo các bước sau:

Bước 1: Tổng hợp lý thuyết về động lực, các công cụ tạo động lực, các yếu tố ảnh hưởng đến công cụ tạo động lực; nghiên cứu các mô hình lý thuyết để phân tích vấn đề tạo động lực cho người lao động: mô hình lý thuyết X, Y; mô hình nghiên cứu động cơ động lực thông qua xác định các nhu cầu; mô hình động cơ thúc đẩy; mô hình học thuyết mong đợi và mô hình xác định động cơ, động lực theo tính chất của động cơ, động lực trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết về hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương.

Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ: Các yếu tố ảnh

hưởng đến công cụ tạo

động lực

Các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học

Hải Dương Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài Công cụ kinh tế Công cụ hành chính, tổ chức Công cụ tâm lý, GD GDGDgiáp Hoàn thiện các công cụ tạo động lực: - Tạo động lực tốt cho giảng viên - Phát triển Nhà trường

- Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Tài chính - Kế toán để có được dữ liệu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng và thực trạng công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương giai đoạn 2008 – 2013;

- Một số đề tài nghiên cứu về giảng viên nhằm bổ sung cho nguồn số liệu chính thức.

Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi tới 230 giảng viên làm việc tại các khoa, 300 sinh viên của các khóa, 25 cán bộ quản lý các khoa (Thời gian khảo sát từ 1/6/2013 đến 30/6/2013). Mục đích của bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về sự đánh giá, nguyện vọng của các giảng viên về công cụ tạo động lực .

Bước 4: Phân tích số liệu

Kết quả điều tra được tập hợp ở các bảng so sánh với các tiêu chí khác nhau làm căn cứ đánh giá thực trạng công cụ tạo động lực từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân tồn tại; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các công cụ đó.

Bước 5: Qua việc phân tích các số liệu, đánh giá thực trạng các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương, xác định điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế của các công cụ này và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ Trường Đại học Hải Dương đến năm 2015.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w