Tiêu chí đánh giá động lực làm việc của giảng viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 38)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá động lực làm việc của giảng viên

a. Số lượng, chất lượng của các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên

Một là số lượng và chất lượng hoạt động giảng dạy.

Về số lượng: Căn cứ vào quyết định số: 64/2008/QĐ-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giảng viên để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của giảng viên. Một giảng viên hoàn thành nhiệm vụ là phải đảm bảo thực hiện đầy đủ số giờ giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo quy định.

Về chất lượng giảng dạy: là một trong những tiêu chí quan trọng nhất phản ánh hiệu quả của công tác tạo động lực. Một công cụ tạo động lực tốt sẽ thúc đẩy được giảng viên phát huy hết năng lực của bản thân cho công việc. Chất lượng giảng dạy được biểu hiện thông qua những tiêu chí cụ thể sau: giảng dạy đúng chuyên môn, đảm bảo đầy đủ hồ sơ lên lớp và kết quả giảng dạy được biểu hiện thông qua kết quả học tập của sinh viên.

Hai là hoạt động học tập, bồi dưỡng: Số lượng và chất lượng tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo yêu cầu chung của ngành và của nhà trường như tham gia nghiên cứu sinh, học cao học, bồi dưỡng trình độ tin học và ngoại ngữ, bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ sư phạm…Đồng thời còn đánh giá thông qua việc giảng viên cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết.

Ba là về hoạt động nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động rất thiết thực và cần thiết đối với mỗi giảng viên. Thông qua hoạt động này giảng viên có thể nâng cao khả năng nghiên cứu đồng thời hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy. Đánh giá động lực của giảng viên thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua các tiêu chí sau:

- Số lượng và chất lượng các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt là danh tiếng của các tạp chí) hoặc các hội nghị khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến các công trình nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn, vào giảng dạy (những nội dung nghiên cứu được áp dụng như là những ý tưởng mới hoặc những sáng kiến quan trọng cho công việc).

- Số lượng sách và tài liệu tham khảo được xuất bản/sử dụng: Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo. Số lượng các chương viết trong sách và hoặc đánh giá về các bài báo. Báo cáo về hoạt các hoạt động học thuật/kỹ năng nghiên cứu.

b. Mức độ gắn bó của giảng viên với nhà trường

Khi một giảng viên có động lực thì họ sẽ luôn làm việc hết mình và tự nguyện gắn bó lâu dài với nhà trường. Do vậy có thể khẳng định rằng mức độ gắn bó của giảng viên với nhà trường phản ánh kết quả của công tác tạo động lực. Tiêu chí cụ thể phán ánh mức độ gắn bó của giảng viên với nhà trường đó là số giảng viên chuyển khỏi trường, số giảng viên xin vào trường, thâm niên, số giảng viên xin nghỉ việc. Ngoài ra còn thông qua sự đánh giá của giảng viên đối với Nhà trường và sự nỗ lực của giảng viên đối với sự phát triển của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hải Dương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w