8. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Số lượng, chất lượng của các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu
cứu khoa học của giảng viên
Về giảng dạy: Đa số các giảng viên đều hoàn thành hoặc vượt mức nghĩa vụ giảng dạy. Theo số liệu thống kê năm học 2011- 2012 mỗi giảng viên trung bình giảng dạy 357 tiết/năm học. Số tiết bình quân giảng dạy phân theo khối ngành là: khối kinh tế - xã hội 410 tiết, khối kỹ thuật là 287 tiết. Như vậy có sự chênh lệch về số tiết giảng dạy giữa khối kinh tế - xã hội và khối ngành kỹ thuật. Sự chênh lệch này là do Nhà trường có truyền thống đào tạo lâu năm các ngành kinh tế nên số lượng sinh viên của các ngành này lớn hơn nhiều so với số lượng sinh viên của khối ngành kỹ thuật. Mặc dù vậy, xét về tổng thể các giảng viên của trường vẫn đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ theo đúng quy định của Nhà trường. Một số giảng viên bị thiếu giờ giảng dạy do các yếu tố khách quan như ngành học ít sinh viên hoặc do số môn học đảm nhiệm ít. Tuy vậy, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của giảng viên. Hơn thế nữa nghĩa vụ giảng dạy của mỗi giảng viên không rõ ràng, chỉ đến khi nghiệm thu cuối năm giảng viên mới được biết nghĩa vụ của mình nên các khoa chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tính toán, phân bổ số tiết nghĩa vụ cho các giảng viên đặc biệt là các giảng viên trẻ.
Về chất lượng giảng dạy: Với câu hỏi: “Theo Anh (chị) giảng viên có nhiệt tình trong quá trình giảng dạy không?”. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Phương án trả lời Số lượt (Người) Tỉ lệ (%)
Có 213 71
Không 87 29
Nguồn: Khảo sát kết quả của Tác giả năm 2013
Như vậy đa số sinh viên cho rằng giảng viên nhiệt tình (71%) tuy nhiên vẫn còn 21% sinh viên cho rằng giảng viên không nhiệt tình. Số liệu trên cho thấy động lực của giảng viên chưa thực sự tốt, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các giảng viên chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp.
Với câu hỏi: Xét một cách toàn diện, Anh/Chị đánh giá như thế nào về chất lượng giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Hải Dương? Qua khảo sát ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá động lực của giảng viên thông qua chất lượng giảng dạy Phương án trả lời Số lượt (Người) Tỉ lệ (%)
Rất tốt 30/300 10
Tốt 78/300 26
Chấp nhận được 141/300 47
Không chấp nhận 60/300 17
Nguồn: Khảo sát kết quả của Tác giả năm 2013
Như vậy có thể thấy rằng chất lượng giảng viên của Nhà trường chưa thực sự tốt. Số giảng viên mà sinh viên đánh giá thấp còn chiếm đến 17%. Một trong những lí do khiến chất lượng giảng viên chưa cao là do họ chưa thực sự có động lực trong quá trình làm việc.
Về công tác học tập, bồi dưỡng: Các giảng viên đều tích cực tham gia các khóa học và các lớp tập huấn do Nhà trường tổ chức. Số lượng các giảng viên và cán bộ tham gia các khóa học ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm và đặc biệt là tham gia học cao học khá đông. Hiện tại Nhà trường có khoảng 30% số lượng giảng viên tham gia học cao học.
Bảng 2.5. Thống kê số lượt giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2010 đến 2012
Các lớp BD
Năm QLNN CM NCS CH SauĐH Ngoại ngữ Tin học khácBD Tổng
2010 0 15 2 30 1 0 5 27 80
2012 6 20 8 15 11 15 53 62 190 Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ
Tuy nhiên, vẫn còn một số giảng viên không muốn tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng vì một số nguyên nhân từ phía Nhà trường như: hỗ trợ kinh phí thấp, khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đi học, số tiết quy đổi nghĩa vụ thấp. Nhà trường chỉ hỗ trợ 1/2 số kinh phí học tập nếu tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và chỉ giảm trừ 50 tiết/năm học đối với các giảng viên học cao học.
Về công tác nghiên cứu khoa học: Số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên trong năm học 2012 - 2013 tăng đáng kể về số lượng. Năm 2012 – 2013 số lượng đề tài cấp tỉnh là 3 (tăng 3 lần so với năm 2011- 2012) và đề tài cấp cơ sở là 98 (tăng 2 lần so với năm 2011 – 2012)
Số lượng các bài viết đăng trên các đặc san và tạp chí khoa học còn rất ít chủ yếu là các bài viết của một số giảng viên học cao học hoặc đang làm nghiên cứu sinh. Các giảng viên chưa có động lực thực sự trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Số lượng các bài viết đăng trên báo và tạp chí năm 2011 – 2012 là 6 bài, năm 2012 – 2013 là 15 bài. Như vậy số lượng cũng như quy mô của các đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Hầu hết các giảng viên chỉ làm đề tài với mục đích là thực hiện theo quy định, chưa mang tính chất nghiên cứu, ứng dụng thực tế chỉ mang tính đối phó. Nghiên cứu khoa học mới đơn thuần là việc viết đề cương bài giảng môn học hoặc sáng kiến kinh nghiệm. Bởi vì đa số giảng viên cho rằng họ không được hỗ trợ nhiều cho hoạt động này, đồng thời một nguyên nhân nữa là giảng viên không đủ thời gian cho hoạt động nghiên cứu vì họ phải đảm nhận khối lượng giảng dạy quá lớn. Do vậy, trong năm học 2011 – 2012 có đến 85% số giảng viên phải bù số giờ giảng dạy sang số giờ nghiên cứu khoa học.