8. Kết cấu của luận văn
1.2.4.1. Các yếu tố bên trong
a. Các yếu tố thuộc về bản thân mỗi giảng viên
Mỗi giảng viên có hoàn cảnh khác nhau, mục tiêu và thái độ làm việc khác nhau vì vậy nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn các công cụ tạo động lực để đạt được kết quả cao nhất. Việc lựa chọn các công cụ tạo động lực phụ thuộc và các yếu tố sau:
Mục tiêu của giảng viên: Mục tiêu là những gì mà giảng viên đặt ra và mong muốn đạt được. Mục tiêu là động cơ thôi thúc giảng viên làm việc. Trong một hoạt động cụ thể thì giảng viên và nhà trường đều có những mục tiêu nhất định. Không phải lúc nào mục tiêu của nhà trường và mục tiêu của giảng viên cũng đồng nhất với nhau mà có khi lại trái ngược nhau. Nếu không có sự dung hòa thì cả hai bên đều không đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý là làm sao hướng các mục tiêu cá nhân đồng nhất hoặc không mâu thuẫn với mục tiêu của nhà trường và tạo điều kiện để giảng viên hoàn thành tốt mục tiêu đó.
Hệ thống nhu cầu cá nhân: Nhu cầu là sự đòi hỏi, mong muốn tất yếu mà mỗi người thấy cần phải thỏa mãn trong những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Có hai loại nhu cầu là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần: Nhu cầu vật chất giúp cho sự tồn tại và phát triển về mặt sinh học, đó là nhu cầu ăn, uống, nhà ở, phương tiện đi lại.…; Nhu cầu tinh thần bao gồm những nhu cầu về các hoạt động trên lĩnh vực nhận thức, học tập, giao lưu…
Trong hai nhu cầu trên nhu cầu vật chất xuất hiện trước, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tinh thần ngày càng tăng nhanh. Nhu cầu vật chất có giới hạn còn nhu cầu tinh thần thì không có giới hạn, càng ngày nhu cầu đó càng phát triển về chất lượng. Vì vậy, nhà quản lý cần phải biết được giảng viên muốn gì từ công việc của họ để có thể làm thỏa mãn nhu cầu cho họ nhằm đem lại động lực lao động.
Khả năng kinh nghiệm của giảng viên: Để tạo động lực cho người lao động người quản lý cần giao những công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của
người lao động, tạo điều kiện để người lao động phát huy hết lợi thế của mình. Nếu tổ chức giao cho người lao động một công việc thấp hơn so với khả năng kinh nghiệm của họ thì sẽ gây lãng phí lao động. Nếu tổ chức giao cho người lao động một công việc cao hơn khả năng trình độ của họ thì họ sẽ không hoàn thành tốt công việc được giao.
Đặc điểm cá nhân của giảng viên: Tính cách, tâm lý, sở thích, tuổi tác, giới tính, học vấn, dân tộc, tôn giáo, các quan niệm về giá trị….đều ảnh hưởng tới động lực lao động của họ. Như với người có độ tuổi càng cao thì nhân cách càng hoàn thiện và họ có xu hướng suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm hơn, tuổi càng cao con người càng cận thận và chắc chắn hơn trong hoạt động lao động.
Tình trạng kinh tế của giảng viên: Khi cuộc sống càng khó khăn thì người lao động càng cố gắng làm việc để tăng thu nhập cải thiện đời sống bản thân và gia đình lúc đó khuyến khích tài chính là biện pháp tạo động lực mạnh. Khi đời sống kinh tế của họ đầy đủ thì khuyến khích phi tài chính là biện pháp tạo động lực lao động mạnh nhất. Vì vậy, người quản lý cần nắm rõ tình trạng kinh tế của người lao động để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế khác nhau để tạo động lực cho người lao động một cách hiệu quả.
b. Các yếu tố thuộc về công việc
Về đặc điểm công việc chúng ta xem xét trên ba khía cạnh:
Tính chất công việc: Tính chất công việc có tác động rất lớn đến cách thức tạo động lực cho giảng viên. Công việc của giảng viên mang tính đặc thù khác biệt so với một số ngành nghề khác. Công việc chủ yếu của họ là tham gia hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ thực tế này, có thể thấy công việc của giảng viên đòi hòi họ phải tham gia phải hết sức chuyên tâm và đam mê với công việc của mình. Đặc thù công việc của giảng viên về các khía cạnh: thời gian, công sức, tính liên tục, sự say mê của lao động trí óc. Vì vậy, để tạo động lực cho giảng viên nhà quản lý phải căn cứ vào tính chất công việc của họ để có thể sử dụng công cụ tạo động lực hợp lý.
Vị trí và khả năng phát triển nghề nghiệp: Đây là vấn đề người lao động quan tâm hàng đầu. Một công việc không được người khác coi trọng, không có khả năng phát triển thì chắc chắn không thể tạo động lực cho giảng viên. Một công việc hấp dẫn, tạo cơ hội tốt cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, công việc được nhiều người coi trọng, được xã hội đề cao thì chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của giảng viên đảm nhiệm công việc đó.
Cơ hội thăng tiến: Thăng tiến là một quá trình mà người giảng viên được chuyển lên một vị trí cao hơn trong Nhà trường. Quá trình này thường đi kèm với những lợi ích về vật chất cùng với sự tăng lên của địa vị xã hội cũng như vị thế nghề nghiệp. Thăng tiến cũng là một nhu cầu thiết thực của tất cả người lao động vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ và đặc biệt là đối với các giảng viên của Nhà trường. Chính sách thăng tiến có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện cá nhân người giảng viên đồng thời đối với Nhà trường, nó là cơ sở để Nhà trường giữ chân và thu hút được những giảng viên giỏi. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều nhà khoa học hành vi quan tâm đến vấn đề mở rộng công việc hay đa dạng hóa công việc. Làm phong phú công việc nghĩa là đă dần dần nâng cao trách nhiệm, phạm vi và yêu cầu công việc. Mục đích của chương trình này là làm cho nhân viên đa năng, đa dụng hơn để khi cần thiết họ có thể làm những công việc khác nhau. Ngoài ra, chương trình này cũng mở rộng cơ hội cho những người có khả năng làm quản lý sau này bởi vì thăng tiến nhiều khi cũng được xem xét như một quá trình thử việc, nếu người lao động không được đáp ứng công việc nhanh nhất, trong quá tŕnh làm việc họ không đáp ứng được các yêu cầu của công việc thì họ sẽ bị chuyển xuống công việc khác. Trong điều kiện hiện nay bất kỳ giảng viên nào cũng muốn mình được mọi người tôn trọng, họ làm việc không chỉ để lấy thu nhập mà họ còn mong muốn mình có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Một công việc giúp họ có cơ hội thăng tiến tốt, rõ ràng sẽ có tác động mạnh mẽ đến động cơ làm việc của họ
Nói tóm lại, đặc điểm công việc có vai trò quyết định đến động lực làm việc của người lao động, vì vậy nhà quản lý cần phải có biện pháp thường xuyên làm
giàu công việc. Phải tạo cho người lao động có những cảm giác hưng phấn khi làm công việc đó, tránh tình trạng để người lao động làm những công việc lặp đi lặp lại quá nhiều. Cần phải tạo thêm những thách thức mới trong công việc để thôi thúc người lao động, tạo cơ hội cho họ phát triển hết khả năng của mình. Những đặc điểm trên là cơ sở then chốt giúp tìm ra các công cụ tạo động lực thích hợp để thúc đẩy sự nỗ lực của giảng viên trong việc sản sinh tri thức khoa học và truyền đạt cho người học.
c. Các yếu tố thuộc về tổ chức
Mục tiêu của Nhà trường: Mỗi tổ chức đều có mục tiêu chiến lược cần hướng tới những mục tiêu này phải cụ thể, rõ ràng để thúc đẩy giảng viên làm việc tốt hơn đạt được mục tiêu của nhà trường. Đồng thời hướng mục tiêu của người lao động vào mục tiêu của nhà trường.
Phong cách lãnh đạo: Do đặc thù là đơn vị sự nghiệp công lập nên Nhà trường hoạt động theo mô hình chế độ thủ trưởng. Thủ trưởng là người có quyền quyết định mọi chính sách cũng như chế độ của Nhà trường vì vậy phong cách lãnh đạo của Thủ trưởng tác động rất lớn đến việc lựa chọn và sử dụng các công cụ tạo động lực.
Các nguồn lực của Nhà trường: Nguồn lực hiện tại đặc biệt là nguồn lực tài chính của Nhà trường ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn, sử dụng các chính sách và công cụ tạo động lực. Công cụ kinh tế là công cụ chủ yếu dựa trên nguồn tài chính của Nhà trường. Vì vậy nếu Nhà trường có nguồn tài chính mạnh thì mới có thể nâng cao thu nhập cho giảng viên và thực hiện tốt các chế độ phúc lợi xã hội cũng như trang bị môi trường làm việc tốt cho giảng viên.
1.2.4.2. Các yếu tố bên ngoài
Các quy định của Nhà nước: Các quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc, tiền lương tối thiểu và một số chính sách khác được quy định trong Bộ luật Lao động là yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn và sử dụng các công cụ tạo động lực cho giảng viên tại các trường Đại học. Hơn thế nữa các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc của giảng viên,các quy định của nhà trường cấp trên về
chỉ tiêu tuyển dụng, về cơ cấu tổ chức cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến công cụ tạo động lực trong Nhà trường.
Các chính sách và công cụ tạo động lực mà các trường đại học đang áp dụng: Hiện nay các trường đại học đang sử dụng các công cụ tạo động lực khác nhau nhằm tạo lực tốt nhất cho các giảng viên của mình. Điều đó chính là yếu tố góp phần tạo nên sự gắn bó giữa giảng viên với Nhà trường và hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” giữa các trường đại học đặc biệt là giữa các trường đại học công lập và trường đại học dân lập. Do vậy, để sử dụng một cách hiệu quả các công cụ tạo động lực, Lãnh đạo Nhà trường cần phải tham khảo, nghiên cứu và đánh giá việc sử dụng các công cụ ở các Trường đại học khác để rút ra bài học.