Biện pháp 4: Quản lý đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 117)

- Các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng

3.2.4.Biện pháp 4: Quản lý đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT

THPT

a. Mục tiêu biện pháp

Đổi mới PPDH là quá trình áp dụng các PPDH hiện đại vào nhà trường dựa trên những yếu tố tích cực của PPDH truyền thống nhằm thay đổi cách thức và phương pháp học tập của HS.

Đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực chủ động, phát huy năng lực của HS trong quá trình dạy học. Dạy học không chỉ tập trung vào nội dung mà còn tập trung vào việc hình thành phương pháp học tập, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức cho HS. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tư vấn, HS là chủ thể của hoạt động dạy học, tạo sự tương tác giữa GV và HS dưới hình thức “thầy tổ chức, trò hoạt động” để HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề.

b. Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, GV, HS về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới PPDH.

Cải tiến phương pháp dạy, phương pháp học; tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT hỗ trợ trong quá trình dạy học.

Đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Từ các nội dung, Ban giám hiệu chỉ đạo cho GV, các tổ chuyên môn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Ban giám hiệu nhà trường thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH (Hiệu trưởng làm trưởng ban, Hiệu phó chuyên môn làm Phó ban, các tổ trưởng làm ban viên), coi đây là cuộc “cuộc cách mạng” trong giáo dục. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra sát sao việc thực hiện đổi mới dạy học của các thành viên trong nhà trường:

+ Tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, yêu cầu tất yếu phải đổi mới PPDH, phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp để GV có sự lựa chọn và phối hợp cho phù hợp với từng bài dạy, từng nội dung trong một bài học. Với từng đối tường học sinh, GV cũng phải lựa chọn phương pháp, mức độ cho phù hợp, từ đó đảm ảo cho HS nắm chắc kiến thức và có khả năng thực hành, vận dụng.

+ Tổ chức học tập, biên soạn các tài liệu tham khảo, soạn giáo án thể hiện được phương pháp dạy học mới, ứng dụng phần mềm thiết kế giáo án điện tử (phần mềm Poweroint) trong việc thiết kế bài học. Thực hiện bài học dựa trên CNTT: dùng các đĩa hình ảnh, máy chiếu Overhead...thiết kế mục tiêu, nội dung, môi trường, hoạt động dạy và học của thầy và trò với tiêu chí lấy người học làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực của HS.

+ Tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn 2 lần/ tháng, nghiên cứu kỹ chương trình, bài dạy, từ đó đề xuất các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng nội dung, từng bài học.

+ Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến giáo viên, giúp học sinh có ý thức và cách thức đổi mới PPDH sao cho đạt hiệu quả nhất.

- Khảo sát đội ngũ giáo viên về nhận thức, nguồn lực chuyên môn và điều kiện đổi mới PPDH, phân loại GV để có kế hoạch bồi dưỡng.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT trong dạy dạy: mục đích, yêu cầu, kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch thông qua lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn (1 lần/tháng).

- Hướng dẫn, chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới cách soạn bài đảm bảo thực hiện các nội dung:

+ Đổi mới thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức tốt các hoạt động của HS, ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng.

+ Đổi mới hình thức tổ chức dạy học. + Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học.

+ Áp dụng CNTT, các phần mềm phục vụ tốt quá trình nhận thức của HS.

- Tổ chức cho các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn xây dựng bài dạy mẫu, sử dụng tốt đổi mới PPDH, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm bài dạy từ đó thống nhất chung trong toàn trường.

- Tổ chức, chỉ đạo, giám sát kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH của giáo viên, đưa tiêu chí vào nội dung đánh giá giờ dạy của GV.

- Khen thưởng, động viên kịp thời những giáo viên có thành tích trong việc đổi mới PPDH, những HS tích cực trong học tập một cách sáng tạo, chủ động và có kết quả xuất sắc trong học tập.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cung cấp đầy đủ các văn bản, nội dung, yêu cầu đổi mới PPDH của Bộ GD&ĐT, chỉ thị hướng dẫn của Sở GD&ĐT và quán triệt đến từng giáo viên về công tác đổi mới PPDH trong nhà trường.

Tạo điều kiện để GV được học tập, bồi dưỡng những PPDH theo yêu cầu đổi mới.

Cung cấp đầy đủ CSVC - TBDH phục vụ cho công tác đổi mới PPDH nói riêng và hoạt động dạy học của nhà trường nói chung .

3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và kết quả học tập của HS.

a. Mục tiêu biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của hoạt động QL, nó giúp người hiệu trưởng QL được chất lượng giảng dạy của GV, kết quả học tập và rèn luyện của HS. Kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểmvà thành tích của GV, HS. Từ đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình. Mặt khác uốn nắn kịp thời sai phạm, thiếu sót, tham gia góp ý, điều chỉnh hợp lý nhằm đưa nhà trường hoạt động đúng quỹ đạo, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá còn là mối liên hệ ngược trong quản lý, giúp cán bộ GV và HS tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi ích chung của nhà trường.Vì vậy việc tăng cường hoạt động kiểm tra đánh giá sao cho đạt kết quả cao, đồng thời thúc đẩy các hoạt động dạy và học diễn ra có hiệu, phù hợp với mục tiêu của giáo dục phổ thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Nội dung biện pháp

- Đối với công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo viên

Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên: việc lập kế hoạch và chương trình giảng dạy, soạn bài và các hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ, việc sử dụng đồ dùng dạy học, việc ra đề thi, chấm, trả bài kiểm tra cho HS.

Tăng cường công tác kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá giờ dạy, thông qua công tác dự giờ, thao giảng của GV và kết quả học tập của HS. Hiệu trưởng dự giờ để kiểm tra toàn diện GV, dự giờ báo trước và dự giờ đột xuất. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng dự từ 01-02 tiết dạy/tuần. Trong mỗi năm học, Tổ trưởng, Tổ phó dự ít nhất 02 tiết dạy/01 giáo viên trong tổ; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 18 tiết dự giờ đồng nghiệp, 02 tiết dạy của hai lần hội giảng hoặc thao giảng.

Tăng cường kiểm tra kết quả giáo dục: kết quả đạt được về chất lượng giáo dục qua các lớp được phân công, xếp loại hạnh kiểm, học lực, bồi dưỡng học sinh giỏi, tỷ lệ HS đậu tốt nghiệp, kết quả rèn luyện đạo đức, ý thức kỷ luật của HS.

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các mặt công tác khác: giờ lên lớp, sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề. Bồi dưỡng học sinh giỏi, tự làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Đối với công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Tăng cường công tác kiểm tra việc cho điểm, ra đề kiểm tra, đề thi, tổ chức kiểm tra, các kỳ thi học kỳ, thi học sinh giỏi... kiểm tra việc chấm bài kiểm tra, bài thi của HS một cách nghiêm túc, chặt chẽ.

Tăng cường công tác kiểm tra sổ điểm cá nhân của giáo viên, sổ điểm cái thường xuyên.

Tăng cường công tác dự giờ để đánh giá kết quả học tập trên lớp của HS.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV

Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá, thông nhất kế hoạch, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá. Quy định rõ trách nhiệm của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra, xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV, quán triệt và tổ chức thực hiện trong hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và mỗi học kỳ.

Căn cứ vào các văn bản quy định về công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá GV, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá GV với những nội dung và tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chính xác và khách quan.

Thành lập ban kiểm tra chuyên môn: Hiệu trưởng và các hiệu phó, ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán và đại diện các đoàn thể.

Thường xuyên, định kỳ và đột xuất thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học, chú trọng kiểm tra các mặt: tổ chức kiểm tra về các loại hồ sơ của GV theo quy định, tổ chức kiểm tra chéo giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn những hồ sơ theo quy định như giáo án (giáo án chuẩn chương trình, nâng cao (nếu có)), sổ điểm, sổ báo giảng, sổ dự giờ,sổ hội họp, sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy, sổ chủ nhiệm, sổ tổ trưởng, sổ điểm cá nhân, phân phối chương trình, công tác kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại các mặt giáo dục đối với học sinh, chất lượng bộ môn phụ trách. Hoạt động kiểm tra được tiến hành theo thứ tự: kiểm tra dân chủ trước, sau đó ban kiểm tra tiến hành kiểm tra xác suất một số GV sao cho sau một học kỳ, một năm học, toàn bộ GV đều được kiểm tra đánh giá.

Kiểm tra giờ dạy trên lớp: thông qua dự giờ, thăm lớp, phân tích sư phạm, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm giờ dạy theo các tiêu chuẩn đã quy định, thông qua phỏng vấn GV và HS, qua các bài, kiểm tra, thi cử của HS.

Hiệu trưởng và tổ chuyên môn cần dự giờ đột xuất và kiểm tra giáo án, sổ điểm cá nhân của giáo viên. Tuy nhiên cũng nên báo trước 10 - 20 phút để tránh gây đột ngột, lúng túng cho giáo viên và kết quả sẽ không có sức thuyết phục.

Tổ chức chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác thi cử, kiểm tra dưới nhiều hình thức: kiểm tra miệng đầu giờ, kiểm tra viết (trắc nghiệm hay tự luận)…Phân công và giám sát chặt chẽ ý thức trách nhiệm của GV trong các khâu: ra đề, coi thi, chấm thi, nộp kết quả và thông báo kết quả đến HS.

Tiến hành tổng kết, phân tích, so sánh đối chiếu với kết quả ban đầu, kết quả năm sau so với năm trước, rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra. Trân trọng những nỗ lực vươn lên của GV, đánh giá, nhận xét ưu điểm chính, khen thưởng những GV thực hiện tốt, phê bình rút kinh nghiệm những tồn tại.

Lưu giữ hồ sơ kiểm tra chuyên môn cẩn thận làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá, xếp loại phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xếp loại thi đua và phân loại GV, từ đó hiệu

trưởng có phương thức sử dụng, bồi dưỡng GV có hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý nhà trường.

- Đối với việc kiểm tra đánh giá hoạt động học của HS

Thành lập ngân hàng đề thi và sử dụng đề thi ở tất cả các môn học trong các kỳ kiểm tra đánh giá: đánh giá đầu vào, chất lượng học tập đầu năm, giữa kỳ và cuối kỳ. Việc ra đề kiểm tra phải tuân theo quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá: Xác định mục đích đánh giá, lựa chọn hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá theo từng nội dung, thiết lập ma trận, quy định tỷ lệ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, lựa chọn câu hỏi, biên soạn đề, tổ chức thi.

Tổ chức các kỳ thi dưới sự giám sát chặt chẽ của hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, yêu cầu GV phải coi thi nghiêm túc, chấm thi chéo lớp, BGH dọc phách, kiểm tra kết quả. Kết quả kiểm tra phải được ban kiểm tra chấm xác suất một số bài nhất định, nếu thấy việc chấm thi không chính xác yêu cầu GV chấm lại.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra sổ điểm của giáo viên và sổ điểm chính (2 lần/tuần), tránh trường hợp giáo viên sửa điểm để nâng thành tích cho HS.

Giao cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn kịp thời thông báo kết quả tới HS và gia đình HS.

Sau mỗi lần kiểm tra cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, với GV bộ môn, GV chủ nhiệm, phụ huynh HS trong hoạt động tự học của HS ở trường, ở nhà hay các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp HS học tập tốt hơn, có kết quả học tập cao hơn.

Từ những kết quả kiểm tra thu được, nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém, có chế độ khen thưởng, xét học bổng cho HS có thành tích xuất sắc, động viên các em cố gắng học tập tốt hơn.

Hiệu trưởng phải lập kế hoạch kiểm tra từ đầu năm học, kế hoạch kiểm tra từng tháng, học kỳ và đưa ra tiêu chí cụ thể, chính xác, khách quan khi đánh giá chất lượng dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu trưởng phải cung cấp cho GV các tài liệu về đánh giá xếp loại học sinh.

3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH, ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học

a. Mục tiêu biện pháp

Xây dựng CSVC - TBDH đảm bảo đầy đủ các điều kiện và phương tiện phục vụ hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi nhà trường hiện nay.

b. Nội dung biện pháp

Tăng cường quản lý việc sử dụng có hiệu quả CSVC - TBDH hiện có. Tăng cường quản lý việc xây dựng và bảo quản CSVC - TBDH.

Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho GV về kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học để họ sử dụng tốt và phát huy được hiệu quả của thiết bị dạy học.

Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Sau khi kiểm tra CSVC -TBDH cuối mỗi năm học, hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa để phục vụ năm học mới; cân đối tài chính và đề xuất lên lãnh đạo cấp trên.

Nhà trường cần xây dựng quy chế cụ thể về chế độ sử dụng và bảo quản các thiết bị. Hiệu trưởng phân công cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý đồ dùng và TBDH.

Nhà trường có kế hoạch và tạo điều kiện để cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo quản sử dụng CSVC - TBDH.

Cán bộ phụ trách phải lập danh mục TBDH mô tả, phân loại, sắp xếp có hệ thống theo chương trình môn học. Đồng thời phải theo dõi, ghi nhật kí về việc giáo viên sử dụng TBDH. Cuối mỗi đợt thi đua tổng hợp số liệu, sánh giữa các giáo viên cùng nhóm bộ môn, giữa các nhóm bộ môn với nhau để khen thưởng thi đua.

Hiệu trưởng khuyến khích và hỗ trợ những giáo viên tích cực làm đồ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 117)