Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 96)

- Các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Yên Thành là một vùng quê lúa còn nghèo nàn, điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, tuy đã có những quan tâm bước đầu đến sự nghiệp giáo dục, song nhìn chung sự nghiệp giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Trường THPT Nam Yên Thành là trường nằm xa địa bàn trung tâm huyện, lại mới thành lập nên cũng có nhiều khó khăn và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT cũng như của chính quyền, các tổ chức xã hội ở địa phương còn chưa sát sao và sâu sắc, nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, mặc dù UBND huyện, Sở GD&ĐT đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV song chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, GV chưa được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được nhiều người có trình độ, năng lực cao về công tác, cống hiến cho một vùng quê còn gặp nhiều khó khăn.

Không ít bậc phụ huynh chưa quan tâm, nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục, chưa đầu tư thích đáng tới thời gian học tập của con em họ.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a) Về phía nhà trường

- Xuất phát từ thực tế là nhà trường mới được thành lập còn đang rất non trẻ, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trẻ, nhiệt tình song còn ít kinh nghiệm trong công tác quản lý và giảng dạy, chưa thể đảm bảo đầy đủ mọi điều kiện cho hoạt động giáo dục của nhà trường, nhất là về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy của nhà trường..

- Hoạt động của nhà trường cũng mới đi vào nề nếp nên công tác tổ chức, chỉ đạo còn gặp nhiều khó khăn.

- CSVC - TBDH của nhà trường được quan tâm nhưng chưa được đầu tư đồng bộ, còn thiếu về phòng bộ môn, thư viện, đồ dùng dạy học chưa được đồng bộ và hiện đại hóa gây khó khăn trong hoạt động dạy học và hoạt động đổi mới PPDH. Mặt khác nhà trường chưa có cơ chế, quy định cụ thể trong việc yêu cầu giáo viên thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.

b) Về phía giáo viên

- Đội ngũ GV tuy trẻ, nhiệt huyết với nghề song một số GV còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên chưa dành nhiều thời gian thích đáng cho hoạt động chuyên môn, ít có điều kiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng lực bản thân.

c) Về phía HS

- Mặc dù sinh ra và lớn lên trên vùng đất hiếu học song hầu hết bản thân các em HS đều xuất phát từ những gia đình chủ yếu làm nông nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều em chưa thực sự nhận thức đúng đắn và có niềm đam mê đối với việc học tập, còn có nhiều HS trốn học, bỏ học, ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của cũng như chất lượng dạy học của nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát 53 CBQL, GV và 48 HS của trường THPT Nam Yên Thành - Yên Thành - Nghệ An cho phép tôi rút ra một số kết luận về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nam Yên Thành như sau:

1.1. Chúng ta thấy đội ngũ CBQL, GV ở trường THPT Nam Yên Thành có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học. Tuy nhiên vẫn còn không ít CBQL, GV, nhận thức chưa cao về vấn đề này. Kết quả khảo sát cũng cho thấy CBQL nhà trường cũng đã thực hiện đầy đủ các nội dung của công tác quản lý hoạt động dạy học tuy nhiên còn nhiều nội dung mới thực hiện ở mức trung bình. Một trong những nguyên nhân chúng ta phải kể đến đó là do nhận thức của đội ngũ GV về quản lý hoạt động dạy học chưa cao, chưa đồng lòng, chuyên tâm cho công tác dạy học của nhà trường. Về điều kiện CSVC - TBDH tuy có được cấp lãnh đạo, nhà trường quan tâm bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn chưa đủ và đồng bộ phục vụ cho hoạt động dạy học, ảnh hưởng đến công tác đổi mới PPDH ở nhà trường. Bản thân hiệu trưởng cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế trong công tác kiểm tra nội bộ trường học như kiểm tra hồ sơ chuyên môn, nhất là công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vẫn còn nhiều bất cập và chưa phản ánh đúng thực chất chất lượng của nhà trường.

1.2. Từ thực tiễn đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đã tác động không nhỏ đến việc quản lý hoạt động dạy học. Do vậy muốn quản lý hoạt động học ở trường THPT có hiệu quả thì CBQL

cần phải thực hiện đầy đủ các chức năng của người quản lý và tập trung vào khắc phục các nội dung: Cần nâng cao nhận thức về công tác quản lý hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ GV, HS; chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, đảm bảo về CSVC, các TBDH hiện đại, ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động dạy học được hiệu quả; quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động dạy và học, tập trung vào quản lý đổi mới PPDH, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt các chế độ chính sách để GV, HS có động lực và yên tâm công tác, học tập từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, hoạt động dạy học.

1.3. Tất cả những thực trạng trên là cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An sẽ được đề cập trong chương 3 của đề tài. Với mong muốn đây là những biện pháp hữu hiệu, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng dạy học của trường THPT.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TẠI TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH - HUYỆN YÊN THÀNH -TỈNH NGHỆ AN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w