Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 127)

- Các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng

3.4.Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

đề xuất

Sau khi đề xuất 06 biện pháp, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm thông qua phiếu trưng cầu ý kiến của 30 chuyên gia trong lĩnh vực quản lý gồm có lãnh đạo Sở GD&ĐT, Cán bộ phòng phổ thông, BGH nhà trường, giáo viên cốt cán của nhà trường (gồm tổ trưởng chuyên môn, cán bộ công đoàn, các GV lâu năm, GV giỏi của nhà trường) với tổng số phiếu là 30.

Căn cứ vào phụ lục 3 (phiếu hỏi dành cho các chuyên gia) có được kết quả sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nam Yên Thành -

huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An

(Đánh giá theo các mức độ: Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm) TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ĐTB Thứ bậc 3 2 1 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT

26 3 1 2.80 3

2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng

lực đội ngũ giáo viên nhà trường 27 2 1 2.83 2 3

Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

28 1 1 2.86 1

4 Quản lý đổi mới PPDH theo yêu

cầu đổi mới giáo dục THPT 26 2 2 2.73 6

5

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của GV và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

24 5 1 2.76 5

6

Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH, ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học

25 4 1 2.77 4

Nhận xét bảng 3.2: Như vậy, từ bảng 3.2 cho thấy các chuyên gia đánh giá cao về mức độ cần thiết của các biện pháp, trong đó biện pháp được đánh giá cao nhất là biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh (ĐTB là 2.90), đây là biện pháp then chốt trong hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Các biện pháp còn lại cũng

được đánh giá khá cao với ĐTB trên 2.80. Riêng biện pháp 6: Quản lý đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT được đánh giá thấp hơn so với các biện pháp khác với ĐTB là 2.770, song nhìn chung các biện pháp đều thể hiện được mức độ cần thiết cho trường THPT Nam Yên Thành.

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nam Yên Thành -

huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An

(Đánh giá theo các mức độ: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm) TT Tên biện pháp Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ĐTB Thứ bậc 3 2 1 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT

25 4 1 2.77 3

2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng

lực đội ngũ giáo viên nhà trường 27 2 1 2.80 2 3

Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

26 3 1 2.83 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Quản lý đổi mới PPDH theo yêu

cầu đổi mới giáo dục THPT 23 5 2 2.70 6

5

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của GV và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

24 5 1 2.76 4

6

Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH, ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học

26 2 2 2.73 5

Nhận xét bảng 3.3: Từ kết quả thu được của bảng 3.3 cho ta thấy được tính khả thi, ý nghĩa thực tiễn của các biện pháp được đề xuất đều

được các chuyên gia đánh giá khá cao. Trong đó biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được đánh giá là có tính khả thi cao (ĐTB là 2.83), tuy nhiên quản lý đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT thì khi thực hiện tại trường THPT thì tính khả thi chưa cao (ĐTB là 2.69) khi thực hiện trong điều kiện của nhà trường hiện nay.

Kết quả ở bảng 3.2 và bảng 3.3 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Ý kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học được đề xuất

Nhận xét: Qua bảng số liệu ở bảng 3.2, bảng 3.3 và biều đồ 3.1 chúng tôi nhận thấy hầu hết các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá ở tính cần thiết và tính khả thi cao, có mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp được đề xuất. Đặc biệt là có một sự tương đồng giữa tính cần thiết và tính khả thi ở biện pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên nhà trường và biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh (đều được đánh

giá cao với ĐTB 2.80 trở lên). Biện pháp 1 xếp thứ 3 với ĐTB ở tính cần thiết là 2.83, tính khả thi là 2.77: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT. Biện pháp 4: Quản lý đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT (tính cần thiết và tính khả thi đều xếp thứ 6 với ĐTB lần lượt là 2.70 và 2.69 ở mức độ khá).

Trên cơ sở mối quan hệ giữa các biện pháp cũng chỉ rõ việc nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV là cần thiết vì có nhận thức tốt thì người CBQL và GV mới thực hiện tốt hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học, việc nhận thức đúng phải thông suốt từ người CBQL đến GV. Bên cạnh đó cần tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên vì họ là nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, đồng thời chú trọng đến công tác chính là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, đây là hoạt động cơ bản và trung tâm của công tác quản lý hoạt động dạy học.

Riêng biện pháp 4 được các chuyên gia đánh giá là cần thiết và có tính khả thi khá cao, đây cũng là một yêu cầu thiết yếu đối với công tác quản lý hoạt động dạy học hiện nay. Tuy nhiên, tại trường THPT Nam Yên Thành cũng còn thiếu thốn về thiết bị dạy học hiện đại, nhà trường cũng chưa có bề dày về lịch sử nên bước đầu còn gặp khó khăn. Trong điều kiện đó, thì biện pháp 6: Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH, ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học được đánh giá là cần thiết và khá phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay để từng bước đảm bảo yêu cầu về đổi mới PPDH theo yêu cầu. Bởi CSVC - TBDH là cơ sở và điều kiện để thực hiện đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học với việc ứng dụng CNTT một cách hợp lý và có hiệu quả.

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của GV và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Biện pháp này được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi khá cao (ĐTB đều là 2.76). Đây là

vấn đề thiết yếu đang đặt ra cho trường THPT bởi lẽ công tác này ở nhà trường còn nhiều bất cập và biện pháp đưa ra có thể khắc phục được hạn chế về công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường, từ đó phản ánh trung thực kết quả hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh rằng: các biện pháp được thực hiện trong điều kiện của nhà trường cũng sẽ có sự chênh lệch nhau về tính cần thiết và tính khả thi, vì vậy tùy vào hoàn cảnh và thời điểm thực hiện, hiệu trưởng nhà trường cần có sự linh hoạt và vận dụng một cách sáng tạo để đạt được kết quả mong muốn.

Tiểu kết chương 3

Kết quả nghiên cứu của chương này đã giúp chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Để quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT có hiệu quả cần phải xây dựng được các biện pháp đồng bộ. Các biện pháp này vừa đảm bảo chức năng quản lý, vừa phù hợp với những đặc trưng và đặc thù của trường THPT hiện nay. Trong nghiên cứu này chúng tôi đưa ra bảy biện pháp, cụ thể là:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT.

Biện pháp 2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên nhà trường.

Biện pháp 3. Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Biện pháp 4. Quản lý đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.

Biện pháp 5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của GV và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Biện pháp 6. Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH, ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học.

2. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nam Yên Thành do chúng tôi đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao.

3. Việc chọn biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học cần phải được xem xét dựa trên tình hình thực tế của nhà trường, lựa chọn những biện pháp phù hợp và giải quyết được những vấn đề còn hạn chế của mỗi nhà trường thì các biện pháp được xây dựng mới có ý nghĩa và mang tính thực tiễn cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu luận văn, có thể rút ra một số kết luận chung sau:

1.1. Trường THPT là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

1.2. Cùng với các đơn vị sự nghiệp khác, trường THPT có những đặc thù riêng về vị trí, sứ mạng, chức năng và phương thức hoạt động. Vì thế việc quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: từ việc lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động dạy học, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho đến khâu kiểm tra đánh giá…đồng thời cũng phải chú ý đúng mức đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT.

1.3. Các kết quả khảo sát thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An cho thấy đội ngũ CBQL, GV rất cố gắng trong việc quản lý hoạt động hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh cũng như quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học nhưng nhìn chung hiệu quả đạt được là chưa cao, mức độ thực hiện các nội dung trong quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường là còn thấp. Do nhận thức của một số GV, HS chưa đúng đắn về hoạt động dạy học, về vai trò và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, còn chạy theo thành tích cá nhân. Do hạn chế về kinh nghiệm quản lý của bản thân người hiệu trưởng, do điều kiện về

nguồn lực và các điều kiện hỗ trợ chưa đầy đủ, đồng bộ nên hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính những điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT nhằm giải quyết những khó khăn trên là một việc làm có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất sáu biện pháp quản lý như sau:

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT.

2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên nhà trường.

3. Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

4. Quản lý đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.

5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của GV và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

6. Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH, ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học.

Sáu biện pháp này được xây dựng và thực hiện một cách đồng bộ, biện pháp này sẽ bổ sung cho biện pháp kia trong đó biện pháp tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là biện pháp trung tâm, quan trọng nhất.

1.4. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nam Yên Thành cho thấy các biện pháp đều mang lại hiệu quả và có tính khả thi cao, cho phép áp dụng thực tế tùy vào tình hình của mỗi nhà trường THPT.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT

Tạo điều kiện cho CBQL từ cấp tổ trở lên được thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Tăng cường hỗ trợ TBDH kịp thời cho các trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Tham mưu cho Bộ GD&ĐT và chính quyền địa phương thực hiện phân cấp trong quản lý, tạo điều kiện cho các trường THPT được tự chủ trong hoạt động quản lý nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo mục tiêu giáo dục và thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học tại các trường THPT, kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót. Xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều hơn và thường xuyên hơn các lớp tập huấn nghiệp vụ QL cho đội ngũ HT, tổ chức tham quan, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm QL giữa HT các huyện khác về năng lực QL, tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học.

Cần có cơ chế cho HT nhà trường được chủ động trong việc tuyển chọn GV có năng lực và luân chuyển những CBQL, GV không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, cử đi đào tạo lại những GV không đạt yêu cầu giảng dạy.

Thường xuyên tổ chức các kỳ thi GV dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, cần quan tâm xây dựng chế độ khen thưởng thỏa đáng với những GV có thành tích xuất sắc trong công tác GD.

2.2. Đối với Hiệu trưởng trường THPT

Hiệu trưởng cần tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ QL, nắm bắt các thông tin GD, các phương pháp giáo dục mới, các vấn đề chính sách xã hội có liên quan đến GD, QL, nhà trường, QL hoạt động dạy học.

Hiệu trưởng cần vận dụng những kiến thức lý luận về khoa học quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT để đánh giá đúng khả năng các nguồn lực hiện có, nắm rõ điểm mạnh - điểm

yếu, khó khăn - thuận lợi của đơn vị mình để có những biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 127)