- Các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
2.3.1.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình
Căn cứ câu hỏi 5, mục I, phiếu hỏi 1 có được kết quả sau:
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về kết quả thực hiện các nội dung quản lý việc thực hiện nội dung chương trình
4 3 2 1 ĐTB Thứ bậc
1
Yêu cầu giáo viên làm kế hoạch giảng dạy môn học, không được thay đổi, cắt xén, sai lệch nội dung chương trình
43 5 5 0 3.72 1
2 Duyệt kế hoạch giảng dạy
môn học của giáo viên 40 10 3 0 3.70 2
3
Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình giảng dạy, có biện pháp xử lý đối với giáo viên không dạy đúng, đủ chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT
41 6 6 0 3.66 4
4
Đánh giá việc thực hiện chương trình qua dự giờ, vở soạn bài và qua việc thực hiện thời khóa biểu, sổ báo giảng, nề nếp giảng dạy của giáo viên
40 9 4 0 3.68 3
5
Nắm bắt việc thực hiện chương trình qua kiểm tra vở của học sinh, sổ ghi đầu bài và phân phối chương trình.
40 8 5 0 3.65 5
6
Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua biên bản của tổ chuyên môn và hội đồng giáo dục
40 8 5 0 3.64 6
*) Nhận xét:
Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy: Nhìn chung nhà trường đã quan tâm tới công tác quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, trong đó có một số nội dung thực hiện tốt hơn cả là yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học, không được thay đổi, cắt xén, làm sai lệch nội dung chương trình
(ĐTB là 3.72), và duyệt kế hoạch giảng dạy môn học của GV (ĐTB là 3.70). Các nội dung khác nhà trường kết quả còn ở mức TB. Điều này cho thấy nhà trường cũng có những kế hoạch, biện pháp quan tâm song kết quả thực hiện nội dung này lại chưa cao, chưa thực hiện triệt để các yêu cầu của công tác quản lý tốt việc thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình do của Bộ GD&ĐT.
*) Hạn chế
Tuy nhà trường có quan tâm công tác quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình song vẫn chỉ mang tính hình thức, nhiều khi GV dạy theo hình thức “chạy theo tiến độ” chưa quan tâm hết các nội dung của công tác này như việc kiểm tra vở học sinh hoặc thông qua phản ánh của hội đồng giáo dục để biết được tiến độ thực hiện chương trình còn hạn chế và phản ánh kết quả thực hiện nội dung, chương trình một cách khách quan, việc xử lý vi phạm trong việc thực hiện đúng tiến độ nội dung, chương trình chưa được nhà trường chú trọng, nên kết quả của việc thực hiện nội dung này cũng chưa cao.
2.3.1.2. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên
Căn cứ câu hỏi 5, mục II, phiếu hỏi 1 có được kết quả sau:
Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về kết quả thực hiện các nội dung quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện
4 3 2 1 ĐTB Thứ bậc
1 Quy định thống nhất và cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên
40 10 3 0 3.70 1
2 Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp và cách thực hiện bài soạn
32 18 3 0 3.55 4
3 Giao cho tổ chuyên môn kiểm
tra giáo án hàng tuần 40 8 5 0 3.65 2
và góp ý về việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học cho giáo viên *) Nhận xét
Qua kết quả ở bảng 2.13 cho thấy: nhà trường đã chú trọng đến việc quy định thống nhất và cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV (có ĐTB là 3.70). Điều này cho thấy nhà trường cũng đánh giá cao tầm quan trọng của công tác này và cũng nắm được rằng để có kết quả giờ dạy tốt cần có sự chuẩn bị bài giảng tốt, phải đặt ra nhưng yêu cầu và quy định cụ thể cho việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV để GV chủ động và thực hiện tốt giờ dạy của mình.
*) Hạn chế
Nhà trường tuy có chú trọng đến việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp nhưng mới chỉ làm tốt ở công tác đề là các quy định thống nhất nhưng để thực hiện tốt việc soạn bài nhà trường lại bỏ qua “công cụ” để thực hiện đó là việc bồi dưỡng phương pháp và cách thức thực hiện bài soạn cho GV (có ĐTB thấp nhất 3.55) cũng như góp ý về bài soạn, sử dụng PPHD, phương tiện dạy học (ĐTB là 3.60) để chuẩn bị tốt cho bài dạy. Như vậy, nhìn chung về công tác này nhà trường thực hiện chưa tốt, hiệu quả chưa cao.
2.3.1.3. Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên
Căn cứ câu hỏi 5, mục III, phiếu hỏi 1 có được kết quả sau:
Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về kết quả thực hiện các nội dung quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện
4 3 2 1 ĐTB Thứ bậc
1
Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy
39 12 2 0 3.70 1
của GV
3 Kiểm tra đột xuất giáo án và giờ
lên lớp của giáo viên 34 15 4 0 3.57 7
4 Tổ chức dự giờ định kỳ hoặc đột
xuất 38 10 5 0 3.62 5
5
Xây dựng quy định hồ sơ giảng dạy, công tác chủ nhiệm, công tác quản lý lớp của giáo viên
40 8 5 0 3.65 3
6 Phân công dạy thay, dạy bù kịp
thời 40 8 4 1 3.63 4
7
Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp giảng dạy trong đánh giá, xếp loại thi đua của GV
37 11 5 0 3.60 6
*) Nhận xét
Nhìn chung, với kết quả ở bảng 2.14 cho thấy nhà trường có quan tâm đến việc quản lý giờ dạy trên lớp của GV, có kế hoạch tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy (có ĐTB là 3.70) để GV nắm bắt được các yêu cầu, quy chế, quy định nhằm thực hiện tốt giờ dạy, đồng thời cũng có kế hoạch quản lý giờ lên lớp (ĐTB là 3.68) cũng như xây dựng các quy định về hồ sơ giảng dạy, công tác chủ nhiệm, công tác quản lý lớp của GV (ĐTB là 3.65) để hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS đi vào nề nếp và theo guồng quay của nhà trường, nâng cao được chất lượng và hiệu quả dạy học.
*) Hạn chế
Nhà trường có nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý giờ dạy trên lớp song việc thực hiện công tác này lại mang hiệu quả chưa cao, nhà trường còn chưa thực hiện tốt việc kiểm tra đột xuất giáo án và giờ lên lớp của GV (ĐTB là 3.57), tổ chức dự giờ định kỳ và đột xuất (ĐTB là 3.62) có tiến hành song cũng chỉ mang tính định kỳ mà không thường xuyên, cần phải có những đợt kiểm tra đột xuất để nắm rõ tình hình chuẩn bị bài dạy như thế
nào, có sự đổi mới trong hoạt động dạy của GV hay không, sẽ tránh được trường hợp GV “dạy chay” rồi “cháy giáo án”, đến đợt kiểm tra thì GV mới chuẩn bị giáo án gần như cho cả chương trình dạy, điều này sẽ không đảm bảo nội dung chương trình và chất lượng giờ dạy, đồng thời nhà trường cũng chưa thực hiện tốt việc sử dụng kết quả thực hiện nề nếp giảng dạy của GV trong đánh giá thi đua để tạo động lực cho GV thực hiện tốt giờ dạy của mình. Như vậy với nội dung này nhà trường cũng thực hiện chưa tốt.
2.3.1.4. Thực trạng quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá giờ dạy
Căn cứ câu hỏi 5, mục IV, phiếu hỏi 1 có được kết quả sau:
Bảng 2.15. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về kết quả thực hiện các nội dung quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá
giờ dạy
TT Nội dung Mức độ thực hiện
4 3 2 1 ĐTB Thứ
bậc
1
Yêu cầu và tạo mọi điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng đổi mới PPDH của Bộ và Sở GD tổ chức
38 12 3 0 3.73 1
2
Tăng cường CSVC, thiết bị, tài chính cho đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy
38 9 6 0 3.61 8
3
Tổ chức dự giờ thường xuyên, để kiểm tra và đánh giá việc đổi mới PPDH của giáo viên trong giờ dạy
39 8 5 1 3.60 9
4 Tổ chuyên môn tổ chức hội thảo
về đổi mới PPDH 41 6 6 0 3.66 4
5
Sử dụng kết quả thực hiện đổi mới PPDH, tự làm đồ dùng dạy học trong đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên
39 10 4 0 3.65 5
GV
7 Xây dựng các chuẩn đánh giá
giờ dạy GV 42 5 6 0 3.68 3
8 Tổ chức các tổ bộ môn dự giờ
thường xuyên 40 7 6 0 3.64 6
9
Dự giờ đột xuất các GV để có kết quả đánh giá giờ dạy khách quan
37 10 5 1 3.56 10
10
Tổ chức các bộ môn họp rút kinh nghiệm, đánh giá sau dự giờ
37 12 4 0 3.62 7
*) Nhận xét
Đối với nội dung quản lý công tác đổi mới PPDH và đánh giá giờ dạy cũng được nhà trường quan tâm, có chú trọng đến việc tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng đổi mới PPDH của Bộ và Sở GD tổ chức (ĐTB là 3.73) để nắm bắt được nội dung, yêu cầu trong đổi mới PPDH, bên cạnh đó nhà trường cũng làm tốt việc quy định về chế độ dự giờ đối với GV (ĐTB là 3.69) cũng như xây dựng các chuẩn đánh giá giờ dạy của GV (ĐTB là 3.68). Điều này cũng tạo điều kiện cho đội ngũ GV có cơ sở để thực hiện đổi mới PPDH và thực hiện tốt bài dạy theo các chuẩn đề ra.
*) Hạn chế
Tuy nhiên, qua số liệu cũng cho thấy công tác đổi mới PPDH và đánh giá giờ dạy nhà trường thực hiện chưa tốt, nhất là công tác dự giờ đột xuất (ĐTB là 3.56), tổ chức dự giờ để kiểm tra, đánh giá công tác đổi mới PPDH (ĐTB là 3.60) tổ chức bộ môn họp rút kinh nghiệm sau dự giờ (ĐTB là 3.62), có dự giờ để có căn cứ đánh giá, họp rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy để có sự trao đổi và đánh giá, từ đó đưa ra nhưng biện pháp khắc phục nhưng yếu kém, tồn tại trong giảng dạy của giáo viên. Đây là hoạt động quan trọng để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, nhất là vấn để đổi mới PPDH.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng chưa đảm bảo được CSVC - TBDH, cũng như chưa ứng dụng tốt CNTT trong trong giảng dạy (ĐTB là 3.61), chưa tận dụng triệt để những TBDH hiện có một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học. Do vậy đối với công tác đổi mới PPDH ở nhà trường chưa có hiệu quả và chất lượng dạy học theo đó cũng chưa được nâng cao.
2.3.1.5. Thực trạng quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn của giáo viên
Căn cứ câu hỏi 5, mục V, phiếu hỏi 1 có được kết quả sau:
Bảng 2.16. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về kết quả thực hiện các nội dung quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn của giáo viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện
4 3 2 1 ĐTB Thứ
bậc
1 Đề ra những quy định cụ thể
về hồ sơ cá nhân 42 5 6 0 3.68 1
2
Chỉ đạo tổ bộ môn thực hiện kiểm tra định kỳ hồ sơ giáo viên
41 6 6 0 3.66 2
3 Kiểm tra đột xuất hồ sơ giáo
viên 39 6 7 1 3.56 5
4 Thông báo công khai kết quả
kiểm tra đánh giá 40 7 6 0 3.64 3
5 Khen thưởng, nhắc nhở kỷ
luật đúng đắn, kịp thời 39 10 4 0 3.65 4
*) Nhận xét
Qua số liệu ở bảng 2.16 cho thấy nhà trường đã có kế hoạch và tiến hành kiểm tra các loại hồ sơ giáo viên theo quy định: hồ sơ chuyên môn giáo viên, hồ sơ tổ nhóm chuyên môn, hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên (có ĐTB là 3.68). Thực hiện chế độ kiểm tra hồ sơ định kỳ theo quy định (ĐTB là 3.66). Thông thường, mỗi năm nhà trường tổ chức 2 đợt kiểm tra hồ sơ chuyên môn, hồ sơ tổ nhóm, sổ kế hoạch của cá nhân và tập thể, có kế hoạch cũng như
thành lập ban kiểm tra hồ sơ và tổ chức thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo định kỳ. Điều này cho thấy nhà trường có quan tâm đến công tác quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn của GV cũng như có tổ chức, chỉ đạo việc kiểm tra hồ sơ của GV trong nhà trường.
*) Hạn chế
Việc quản lý hồ sơ GV của nhà trường tuy có được xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, tuy nhiên kết quả chưa phản ánh đúng chất lượng về hồ sơ giảng dạy của GV, việc tiến hành kiểm tra hồ sơ chỉ mang chính chất hình thức, chưa có những đợt kiểm tra đột xuất nhiều (ĐTB là 3.56) nên chưa phản ánh khách quan và đúng chất lượng về hồ sơ chuyên môn của GV nên không tránh khỏi việc GV chuẩn bị hồ sơ một cách đối phó và GV sẽ không thực hiện các quy định về hồ sơ một cách thường xuyên, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng dạy học của nhà trường.
2.3.1.6. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh
Căn cứ câu hỏi 5, mục VI, phiếu hỏi 1 có được kết quả sau:
Bảng 2.17. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về kết quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với
kết quả học tập của học sinh
TT Nội dung Mức độ thực hiện
4 3 2 1 ĐTB Thứ bậc
1
Triển khai các văn bản, quy chế về việc cho điểm, kiểm tra, xếp loại học sinh
37 13 2 0 3.70 1
2
Chỉ đạo các bộ môn, GV thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, thi học kỳ
40 9 4 0 3.68 2
3 Tổ chuyên môn kiểm tra việc chấm bài, trả bài cho HS 39 10 4 0 3.66 3 4 Xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức kiểm tra và thi học kỳ 39 10 3 1 3.61 5 5 Tổ chức, chỉ đạo giám sát các kỳ 37 11 5 0 3.60 6
thi chất lượng, khoa học, nghiêm túc, công bằng (ra đề, coi thi, chấm thi, vào điểm)
6 Kiểm tra sổ điểm, học bạ định kỳ, đột xuất 38 7 8 0 3.57 7 7 Khen thưởng, kỷ luật đúng, kịp thời 39 10 4 0 3.65 4 *) Nhận xét
Qua bảng số liệu trên ta thấy: nhìn chung nhà trường quan tâm đến công tác đánh giá của GV đối với kết quả học tập của HS. Nhà trường cũng đã có tổ chức triển khai các văn bản, quy chế về việc cho điểm, kiểm tra, xếp loại học sinh (ĐTB là 3.70) để GV có cơ sở trong việc chấm điểm, cho điểm, vào điểm và đánh giá xếp loại HS. Đồng thời cũng chỉ đạo đội ngũ CBQL, GV thực hiện nghiêm các quy chế kiểm tra, thi học kỳ, rồi chỉ đạo việc tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc chấm bài và trả bài cho HS.
*) Hạn chế
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV kết quả học tập của HS là một công việc khó khăn cho người quản lý bởi không chỉ đề ra các quy định mà người quản lý, người hiệu trưởng phải thật sự sát sao trong việc đánh giá của GV. Tuy nhiên ở nội dung này nhà trường đã làm chưa tốt, vẫn còn lỏng lẻo trong các khâu cho điểm, vào điểm, có tổ chức chỉ đạo các kỳ thi nhưng hiệu quả chưa cao trong các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, vào điểm, rồi công tác đổi mới hình thức kiểm tra và thi cũng chưa được triển khai một cách có kế hoạch, đặc biệt là trong vấn đề kiểm tra sổ điểm, học bạ định kỳ và đột xuất (ĐTB là 3.57), nhà trường làm chưa tốt nên dẫn đến hiện tượng nhiều GV cho điểm HS theo cảm tính, hiện tượng chữa điểm ngay trong sổ điểm cái còn nhiều, kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng năng lực học tập của các em