Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 51)

- Các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT bao gồm trình độ, năng lực, phẩm chất của người HT và đội ngũ GV. Nhà trường THPT có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và của ngành hay không phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố này.

1.6.1.1. Phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng.

Người hiệu trưởng là con chim đầu đàn, cũng là người thuyền trưởng trong công tác quản lý của nhà trường, để đưa nhà trường hoạt động theo guồng quay thống nhất đạt được mục tiêu chung, cũng như nâng cao công tác quản lý của bản thân và nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết người hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa để từ đó truyền tải và hướng dẫn chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện tốt.

Người HT trường THPT phải là người có trách nhiệm, tâm huyết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Nhưng để trở thành HT thì cần những yếu tố vô cùng quan trọng đó là phải giỏi chuyên môn, có năng lực quản lý, có tâm và tầm nhìn chiến lược, biết cách tổ chức hoạt động dạy học có hiệu quả.

Trong nhà trường THPT, GV là lực lượng chủ chốt thực hiện các nhiệm vụ dạy học, nếu có một hiệu trưởng giỏi, bản kế hoạch được xây dựng tốt mà người thực hiện là giáo viên lại không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vai trò của giáo viên được Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài” [33, tr.13]

Để GV thực sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ HT cần phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV. Hiệu trưởng không chỉ quan tâm đến công việc của GV ở trường mà cần phải nắm bắt được điều kiện của từng GV để hỗ trợ kịp thời, giúp GV có điều kiện và an tâm công tác, dành tâm huyết, năng lực vào công tác giảng dạy, đồng thời hướng dẫn hợp lý, đạt hiệu quả cao.

1.6.1.3. Chất lượng đầu vào của học sinh.

Thực tế quản lý nhà trường cho thấy nếu tuyển sinh đầu vào có chất lượng thấp quá hoặc không được phép chọn lọc thì việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng khó mà đạt kết quả tốt. Đối với các trường THPT, đầu vào thường là các HS từ nhiều địa bàn trong quận, huyện tuyển sinh vào, do vậy có rất nhiều đối tượng HS: thành thị, đồng bằng, vùng núi, trung du, tạo nên sự khó khăn bởi các chính sách ưu tiên dân tộc hay nhạy cảm về chính trị, chất lượng tuyển sinh vì thế cũng ảnh hưởng rất lớn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w