8. Cấu trúc luận văn
1.3.1.3. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
* Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn thực hiện:
Xây dựng kế hoạch chi tiết các hoạt động trong cả năm học; Kiểm tra việc soạn bài,các hồ sơ chuyên môn khác, kí duyệt trước khi thực hiện; dự giờ, kiểm tra việc thực hiện chương trình, tiến độ thực hiện chương trình. kiểm tra việc thực hiện đồ dung dạy học, thiết bị thực hành, thí nghiệm của giáo viên khi giảng dạy; Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học, bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi thành phố; thống nhất nội dung ôn tập sau mỗi chương, mỗi kì, xây dựng ngân hàng đề để phục vụ việc kiểm tra đánh giá học sinh.
* Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Tổ chức và chỉ đạo có hiệu quả quá trình đổi mới phương pháp dạy học của GV theo hướng phù hợp từng nhóm đối tượng HS, tránh lối dạy rập khuôn, áp đặt; chỉ đạo việc tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học; chỉ đạo việc cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng đối với HS, qua đó để thấy rõ được ưu điểm và hạn chế của quá trình dạy học, từ đó đề ra các biện pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
* Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên, các nội dung bồi dưỡng:
Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị; bồi dưỡng về trình độ chuyên môn; bồi dưỡng về nghiệp vụ; bồi dưỡng về hình thức tổ chức; bồi dưỡng thông qua thực hiện chuyên đề.
1.3.1.4. Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh
Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt dạy của thầy giáo. Phải làm cho học sinh có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện, ham thích đến trường, đến lớp, ham muốn được học tập, tìm hiểu. Tự giác tìm tòi phát hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức,
biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, giúp học sinh học tập có phương pháp, nắm được phương pháp học tập của bộ môn, giúp học sinh hình thành nề nếp, thói quen học tập, chủ yếu tập trung quản lý các vấn đề sau:
* Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập của học sinh giúp cho học sinh Nắm được kĩ năng chung của hoạt động học tập; có kĩ năng học tập phù hợp với từng bộ môn; có phương pháp học tập đúng đắn ở trên lớp và ở nhà. * Quản lý nề nếp học tập của học sinh
Hình thành tinh thần, thái độ trong học tập, chuyên cần, trung thực; nề nếp tổ chức các hoạt động ở trường cũng như ở nhà, những nơi hoạt động văn hóa khác; nề nếp và bảo quản, sử dụng đồng dung học tập của cá nhân cũng như của tập thể, của bạn bè, thầy cô; nề nếp trong khen thưởng kỉ luật, chấp hành nề nếp nội quy học tập.
* Quản lý học tập, vui chơi, giải trí
Hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của học sinh phải được tổ chức hợp lý, phù hợp với tâm lý và sức khỏe của học sinh, cần tính toán, cân nhắc để điều khiển các hoạt động, tránh tình trạng lôi kéo học sinh quá sâu vào những hoạt động này gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong các khâu của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá phải đảm khách quan, phản ánh đúng thực trạng của học sinh, qua đó giúp học sinh khác phục những thiếu sót, lỗ hổng kiến thức để tự hoàn thiện của mình.
1.3.1.5. Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn
Việc kiểm tra, đánh giá trong nội bộ nhà trường là việc hết sức quan trọng, thông qua việc kiểm tra Hiệu trưởng sẽ nhận định được những mặt mạnh, mặt yếu để phát huy và khắc phục. Thông qua quá trình kiểm tra sẽ góp
phần hình thành ý thức, năng lực tự kiểm tra của mỗi cá nhân, việc kiểm tra bao gồm những nội dung sau:
* Kiểm tra hoạt động của giáo viên
Cần kiểm tra: Kế hoạch giảng dạy; Kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
* Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn
Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý của tổ, nhận định của tổ trưởng về từng thành viên trong tổ, uy tín của tổ trưởng; kiểm tra hồ sơ chuyên môn như kế hoạch tổ, kế hoạch cá nhân, biên bản sinh hoạt tổ, các sáng kiến kinh nghiệm; kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ, thực hiện các chuyên đề, hội giảng, hội thi; kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, vào quản lý.