Khái quát về trường THPT Nam Yên Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 55)

- Các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng

2.1.Khái quát về trường THPT Nam Yên Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An

2.1. Khái quát về trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An

2.1.1. Sơ lược về kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành và những ảnh hưởng của nó tới chất lượng giáo dục huyện Yên Thành

2.1.1.1. Đặc điểm dân cư - tự nhiên

Huyện Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng của tỉnh Nghệ An với diện tích tự nhiên là 54.571,67 ha, có địa hình lòng chảo, ba phía Bắc, Tây, Nam là rừng núi và đồi thấp, ở giữa và phía Đông là đồng bằng, chiều rộng gần 35km từ Đông sang Tây.

Huyện Yên Thành có tổng diện tích là 549.9008 km², với số xã là 38 và thị trấn huyện Yên Thành, có tổng dân số là 275.165 người, mật độ dân số là 489 người/ km², đa số là người dân tộc kinh.

Với địa hình như vậy có ảnh hưởng phần nào đến công tác giáo dục của huyện nhà nói chung và của trường THPT Nam Yên Thành nói riêng khi có sự khác nhau về điều kiện giữa các vùng miền. Trường THPT Nam Yên Thành lại nằm xa trung tâm, là nơi có nhiều đối tượng HS của các vùng miền khác nhau trên địa bàn học tập tại đây, khó khăn trong việc đi lại của đội ngũ GV, HS, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của nhà trường.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nền kinh tế chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp ở Yên Thành chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi tự túc, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Đảng bộ huyện Yên Thành đã xác định trọng tâm là tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp để đưa nên kinh tế thoát khỏi huyện nghèo.

Cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân địa phương nên kinh tế huyện nhà đã có những khởi sắc, tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển hướng tích cực, giá trị sản xuất năm 2012 đạt 2.518 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,38%, Thu nhập bình quân đầu người 12 triệu đồng/năm. Nền kinh tế của địa phương đang ngày một phát triển hơn, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về điều kiện kinh tế giữa các vùng miền khác nhau.

Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội Yên Thành cũng có những tiến bộ trông thấy. Huyện Yên Thành được đánh giá cao trong các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và giáo dục, y tế. Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở các đơn vị trong toàn huyện. Phong trào xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá, gia đình văn hoá được duy trì thực hiện rộng khắp và hiệu quả.

Trong điều kiện kinh tế xã hội như trên đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục của huyện khi kinh tế có sự phân hóa giữa các vùng miền, điều kiện học tập của con em trong huyện cũng từ đó mà có sự chênh lệch, các trường THPT trong huyện cũng có sự khác nhau về cơ sở vật chất, sự đầu tư cũng như phong trào học tập của địa phương.

2.1.1.3 Tình hình về giáo dục đào tạo huyện Yên Thành

Ngành giáo dục trong năm qua có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác dạy và học. Ngành tích cực hưởng ứng các cuộc vận động của Bộ GD&ĐT mang lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên, đội ngũ giáo viên cũng từng bước được hoàn thiện về số lượng và chất lượng.

Hiện nay toàn huyện có 140 trường học ở các bậc học mầm non, tiểu học, THCS, PTCS, THPT với 8 trường THPT, trong đó có 6 trường công lập, với 282 lớp và 11.380 học sinh, một trường Trung cấp nghề, với 495 học viên

học nghề dài hạn và 450 học viên học nghề ngắn hạn; có 39/39 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng, với 498.000 lượt người tham gia. Chất lượng giáo dục THCS ngày được nâng lên rõ nét, Giáo dục THPT có nhiều chuyển biến tốt, năm học 2012 - 2013 tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ 99,8%, năm sau cao hơn năm trước, tốt nghiệp bổ túc THPT đạt tỷ lệ 96,05%, học sinh giỏi tỉnh 91 em và có 6 em thi đại học đạt điểm 27 trở lên. Giáo dục thường xuyên và Trung cấp chuyên nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, các trung tâm học tập cộng đồng thường xuyên duy trì hoạt động.

Cùng với việc chỉ đạo, triển khai kế hoạch cho các trường học trước khi bước vào năm học mới, Ngành giáo dục và đào tạo huyện đã tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới PPDH cho đội ngũ CBQL và GV các cấp. Tiến hành thẩm định, kiểm tra CSVC ở các trường để từ đó có kế hoạch tu bổ, sữa chữa, nâng cấp kịp thời và bổ sung thêm các trang thiết bị đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 55)