Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 126)

- Các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp mà chúng tôi đưa ra có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của nhà trường. Cụ thể:

Biện pháp thứ nhất là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi CBQL và GV nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động dạy học, nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu , nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, nhiệm vụ một cách chủ động hơn, tạo điều kiện cho công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường được thống nhất, đồng bộ, ngược lại nếu hiệu trưởng không hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo thì sẽ không tìm ra được hướng đi, biện pháp, cách thức quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.

Tăng cường quản lý nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên nhà trường (Biện pháp 2) được coi là nền tảng và là vấn đề nên được quan tâm hàng đầu. Bởi đội ngũ giáo viên không đảm bảo về trình độ chuyên môn thì không thể thực hiện hoạt động dạy đạt hiệu quả, kỹ năng nghiệp vụ không kém thì không thể truyền đạt kiến việc truyền tải kiến thức gặp khó khăn, học sinh cũng ko tiếp nhận hết kiến thức.

Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Đây là biện pháp trung tâm trong công tác quản lý

hoạt động dạy học của hiệu trưởng, Các biện pháp khác được thực hiện đều nhằm mục đích hướng tới là nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

Quản lý đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT (biện pháp 4) là yêu cầu thiết yếu của công tác quản lý hoạt động dạy học hiện nay, biện pháp này có vai trò thúc đẩy để nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của GV và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Là khâu quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học. Đây là cơ sở để đánh giá công tác quản lý hoạt động dạy học, cũng như là tiêu chí để thực hiện các biện pháp khác.

Quản lý việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH, ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học (biện pháp 6), là điều kiện để thực hiện hoạt động dạy học trong nhà trường, cũng là điều kiện đảm bảo để thực hiện các biện pháp còn lại.

Tóm lại các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Vì vậy để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, đòi hỏi đội ngũ CBQL cần phải nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trường THPT Nam Yên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An (Trang 126)