3.1.1.1. Cơ hội
Xét về cơ hội, trong bối cảnh TTCK Việt Nam hiện nay, các CTCK có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển quy mô cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ môi giới:
Quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được
đẩy nhanh: Theo tinh thần Nghị quyết số 15/ NQ-CP ngày 06/3/2014, các tập đoàn
kinh tế và công ty nhà nƣớc phải xây dựng kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa cũng nhƣ thoái vốn đã đầu tƣ ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+Đẩy nhanh cổ phần hóa: Theo chỉ đạo của Chính phủ trong 2 năm 2014 - 2015, sẽ tiến hành cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nƣớc. Trong đó có các doanh nghiệp lớn nhƣ: Ba "siêu" tổng công ty điện lực Genco 1,2,3 dự kiến hoàn thành cổ phần hóa trong giai đoạn 2014 - 2016; Bốn "ông lớn" ngành xây dựng: Tổng công ty LILAMA, COMA, Sông Đà và HUD - cả bốn tổng công ty này phải thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2014-2015; Công ty thông tin di động Mobifone - dự kiến hoàn thành trong năm 2015; Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam- phải hoàn thành trong năm 2015;…
+ Hàng loạt "ông lớn" thoái vốn ngoài ngành:Với mục đích đảm bảo sự tập trung vốn cho việc đầu tƣ vào các nghành nghề kinh doanh chính cũng nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò tích cực của các tập đoàn, công ty nhà nƣớc đối với sự phát triển của nền kinh tế. Theo đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) giai đoạn 2013-2015; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn 2012 - 2015; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2012 - 2015; Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) giai đoạn 2011-2015,…các tập đoàn này
sẽ phải thực hiện việc thoái vốn tại hàng loạt các doanh nghiệp thành viên trong các lĩnh vực ngoài ngành nhƣ ngân hàng, bất động sản, chứng khoán,…
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15/NQ- CP sẽ giúp tăng cung hàng hóa cho TTCK, cũng nhƣ tạo ra sự xuất hiện của những chứng khoán mới thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau, thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đầu tƣ đối với TTCK trong thời gian tới. Qua đó, tác động tích cực tới sự phát triển của thị trƣờng cũng nhƣ sự phát triển các nghiệp vụ của CTCK trong đó không thể không nhắc tới nghiệp vụ môi giới.
Định hướng phát triển TTCK phái sinh: Theo quyết định số 366/ QĐ-TTg
ngày 11/3/2014 - Đề án xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam, giai đoạn từ 2016-2020: TTCK Việt Nam sẽ tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán (chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, Cổ phiếu). Điều này sẽ tăng tính đa dạng trong các sản phẩm giao dịch trên thị trƣờng, đồng thời đáp ứng nhu cầu đầu tƣ và quản lý rủi ro của nhà đầu tƣ và các tổ chức phát hành. Góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cƣờng vai trò của TTCK trong nền kinh tế và đƣa TTCK trở thành kênh huy động vốn an toàn, dài hạn phục vụ cho mục đích tăng trƣởng kinh tế. Hoạt động môi giới của các CTCK cũng theo đó mà có điều kiện thuận lợi để tăng trƣởng và phát triển.
Nhóm các sản phẩm ETF, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ mở tiếp tục đƣợc
triển khai và thực hiện trong năm 2014,2015 (theo thông tƣ 229/ BTC/2012). Điều này, giúp tạo ra những công cụ đầu tƣ bị động có tính an toàn cao, đa dạng và linh hoạt trên thị trƣờng. Đồng thời làm tăng tính minh bạch và thanh khoản trên thị trƣờng. Khi các ETF đƣợc niêm yết trên thị trƣờng sẽ lôi kéo thêm nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tƣ, đặc biệt là nhà đầu tƣ cá nhân. Đây là cơ hội cho các CTCK phát triển, trong đó có OCS.
Hệ thống pháp lý của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đặc biệt các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan tới chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán ngày càng đƣợc quan tâm và ngày càng có tính đồng bộ cao hơn với các chính sách kinh
tế vĩ mô khác. Điều này góp phần tạo ra một sân chơi lành mạnh, công bằng và hiệu quả cho các CTCK trong đó có OCS.
Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường không ngừng gia tăng và còn
một số lƣợng lớn các nhà đầu tƣ chƣa tham gia thị trƣờng. Đây chính là một thị trƣờng tiềm năng cho các CTCK khai thác để tạo đà mở rộng phát triển công ty cả về quy mô lẫn chất lƣợng.
Việc mở cửa thi trườngvề lĩnh vực chứng khoán của Việt Nam theo cam kết
WTO, sẽ mang đến cơ hội hợp tác cùng với thách thức về cạnh tranh cho các CTCK trong nƣớc. Kể từ tháng 1/2012, các CTCK 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam, các CTCK trong nƣớc có thể hƣởng lợi từ các CTCK nƣớc ngoài mang lại nhƣ:
+ Công nghệ tiên tiến
+ Bí quyết kỹ thuật và sản phẩm
+ Cải tiến thị trƣờng qua vai trò chất xúc tác
+ Tăng tính thanh khoản và tăng số lƣợng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào TTCK Việt Nam.
3.1.1.2. Thách thức
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, các CTCK cũng gặp không ít khó khăn trong việc phát triển và nâng cao chất lƣợng ngiệp vụ môi giới:
Cạnh tranh về nguồn nhân lực: Việc có càng nhiều CTCK thành lập tất yếu
sẽ dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn nhân lực. Từ đó nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực giỏi, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm là rất rõ rệt. Vì vậy, vấn đề về việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cũng cần đƣợc quan tâm cũng nhƣ cần có chính sách lƣơng bổng hấp dẫn.
Cạnh tranh toàn diện trong hoạt động môi giới chứng khoán về phí giao dịch, công nghệ, các dịch vụ chăm sóc nhà đầu tƣ, các dịch vụ hỗ trợ giao dịch và hỗ trợ tài chính. Đặc biệt trong khi mà thị phần môi giới luôn tập trung vào các công ty lớn, chiếm ƣu thế thị phần trên thị trƣờng.
Thị trường chứng khoán biến động ngày một khó lường, khiến rủi ro cho hoạt động đầu tƣ sẽ tăng lên đáng kể. Sự sụt giảm của thị trƣờng trong thời gian qua làm nhà đầu tƣ mất niềm tin vào thị trƣờng, gây tâm lý e ngại đối với những công ty chuẩn bị cổ phần hóa.
Còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, trong luật thậm chí trái ngƣợc nhau giữa các quy định của quy phạm pháp luật chuyên ngành và các quy phạm pháp luật chung có liên quan. Ví dụ nhƣ đối với quản lý hoạt động phát hành chứng khoán, đối với hoạt động tham gia của ngƣời nƣớc ngoài vào TTCK Việt Nam,…
Sức ép cạnh tranh với các CTCK 100% vốn nước ngoài, những CTCK này
có quy mô vốn lớn, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, đội ngũ quản lý có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán. Các CTCK trong nƣớc trong đó có cả OCS, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với những CTCK này để có thể lôi kéo đƣợc khách hàng về với công ty mình, đặc biệt là các nhà đầu tƣ tổ chức và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.