3.3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh, lập dự toán tài chính cho tầm nhìn dài hạn
Để thực hiện đúng định hƣớng phát triển đã đề ra, OCS cần phải xây dựng chiến lƣợc phát triển cụ thể, rõ ràng và dài hạn. Nhiều CTCK trong nƣớc hoạt động trên cơ sở lợi nhuận ngắn hạn và ban lãnh đạo không có chiến lƣợc hay tầm nhìn dài hạn rõ ràng. Khi thị trƣờng tăng trƣởng mạnh, họ có thể thu lợi nhuận nhƣ các CTCK khác. Khi thị trƣờng suy giảm, thiếu một chiến lƣợc rõ ràng, họ có khuynh hƣớng thụ động và các vị thế tự doanh chứng khoán không thể hủy bỏ càng khiến họ phát sinh thua lỗ.
Trải qua nhiều thăng trầm của TTCK, hơn lúc nào hết, ban lãnh đạo OCS càng phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dài hạn có tham vấn cổ đông, lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và kỹ lƣỡng. OCS cần xây dựng kế hoạch kinh doanh và thiết lập mô hình tài chính tốt, tránh việc bị động, không có ý niệm rõ ràng về đƣờng hƣớng và cách thức kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh sẽ hỗ trợ bằng cách vạch ra những bƣớc đi, thời gian thực hiện trong từng lĩnh vực kinh doanh.
Kế hoạch kinh doanh cần đi kèm dự toán tài chính để dự tính đƣợc doanh thu, chi phí và nhu cầu đầu tƣ, cũng nhƣ dòng tiền, nhu cầu tài chính và nguồn vốn. Mô hình bảng biểu tài chính cần đƣợc xây dựng chặt chẽ, để có thể chạy phân tích tình huống nhằm đánh giá đƣợc tác động tài chính của các lựa chọn chiến lƣợc mà lãnh đạo công ty đang cân nhắc. Mô hình này xây dựng trên cơ sở những giả định cơ bản về kinh tế vĩ mô và triển vọng hoạt động nên cũng có thể thực hiện phân tích tình huống khi có biến động về các biến số vĩ mô và biến số về hoạt động kinh doanh, xác định ra các tình huống cơ bản, tình huống khả quan và bi quan nhất.
3.3.2.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đẩy mạnh hoạt động PR
Nhằm đáp ứng đƣợc mục tiêu mở rộng thị phần và nâng cao uy tín của mình, OCS cần phát triển mạnh kế hoạch hóa hoạt động Marketing, đẩy mạnh công tác tiếp thị cũng nhƣ xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về công ty trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh.
Hoạt động Marketing: theo xu hƣớng chung của thế giới ngày nay, cạnh tranh giữa các công ty là sự cạnh tranh về thƣơng hiệu. Để xây dựng thƣơng hiệu uy tín thì một công ty phải tạo ra các dịch vụ chất lƣợng cao, đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tích cực quảng bá thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhƣ hiện nay, việc quảng bá hình ảnh của công ty trên website là việc làm rất cần thiết với bất kỳ công ty nào. Đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán nơi mà nhà đầu tƣ chủ yếu theo dõi thị trƣờng và tìm kiếm thông tin qua Internet. Website phải là bộ mặt của công ty, cung cấp tất cả những thông tin cần thiết cho khách hàng. Vì vậy cần đầu tƣ hoàn thiện trang web của công ty thông qua cách nâng cấp giao diện thân thiện với ngƣời sử dụng, cập nhật đầy đủ, thƣờng xuyên hơn nữa các thông tin về nhà phát hành và các báo cáo nghiên cứu, phân tích thị trƣờng.
OCS cần phối hợp với hoạt động PR của OceanGroup, OceanBank và các đối tác để giới thiệu về OCS tới công chúng. Tăng cƣờng công tác quảng cáo các sản phẩm dịch vụ của công ty thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ sách báo, đài phát thanh, phát tờ rơi, quảng cáo trên truyền hình. Việc quảng cáo trên truyền hình, sách báo giúp nhiều ngƣời biết đến thƣơng hiệu của công ty hơn, không chỉ bó hẹp ở những ngƣời kinh doanh trong ngành.
Tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động xã hội, từ thiện và tổ chức các hội nghị quảng bá hình ảnh thị trƣờng chứng khoán của Việt Nam với nƣớc ngoài. Các hoạt động này không chỉ là biện pháp giúp công ty nâng cao hình ảnh với công chúng mà còn thể hiện nỗ lực của công ty trong việc đóng góp cải tiến xã hội, nâng cao hình ảnh của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
3.3.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động và phát triển các kênh giao dịch qua mạng
Hầu hết các CTCK đều tập trung khai thác thị trƣờng ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong khi nhu cầu giao dịch chứng khoán tại các tỉnh thành khác trong cả nƣớc ngày càng gia tăng, việc mở rộng mạng lƣới giao dịch chứng khoán là sự tất yếu của các CTCK trong công cuộc cạnh tranh giành thị phần khách hàng. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì OCS không những phải giữ thị phần ở các
thành phố lớn mà còn cần tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng các trụ sở, chi nhánh giao dịch ở các thành phố lớn khác nhƣ Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang,…Đây là thị trƣờng tiềm năng với nhiều khu công nghiệp và dân cứ khá đông đúc.
Sắp tới có nhiều dự án khu đô thị mới ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chuẩn bị hoàn thành, hứa hẹn là nơi tập trung đông dân cƣ. Công ty cần đầu tƣ xây dựng phòng giao dịch tại những nơi này nhằm khai thác thêm thị trƣờng và tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Biện pháp này có tác dụng lôi kéo thêm khách hàng cho OCS nhằm nâng cao thị phần của công ty trên TTCK.
Cơ sở vật chất, tiện nghi luôn là ƣu tiên hàng đầu của khách hàng trong việc lựa chọn địa điểm giao dịch. Cơ sở vật chất tốt không những phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà còn nâng cao sự tin tƣởng của khách hàng với chất lƣợng dịch vụ của công ty. Vì vậy, để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty cần đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất ở những chi nhánh giao dịch hiện có nhƣ: đầu tƣ trang bị thêm bảng điện tử, tăng số lƣợng quầy giao dịch, nới rộng diện tích phòng giao dịch, phát triển các kênh giao dịch tiện ích qua mạng,…
3.3.2.4. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý và kiểm soát rủi ro
Việt Nam chƣa có văn hóa kiểm soát rủi to một cách rộng rãi. Việc kiểm soát rủi ro hiệu quả đòi hỏi phải hiểu đƣợc tầm quan trọng của kỹ thuật quản lý rủi ro, thời gian và nguồn lực cần thiết để xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho công ty. Trong khi một số CTCK trong nƣớc và nƣớc ngoài đã hiểu đƣợc tầm quan trọng của quản lý rủi ro và tìm cách vận dụng các hệ thống quản lý rủi ro thích hợp thì hầu hết các công ty chƣa hiểu đƣợc điều này và chƣa có hành động cần thiết. Vì thế, trong trƣờng hợp tình hình thị trƣờng biến động tiêu cực, những công ty này sẽ có khả năng thua lỗ lớn. OCS cần triển khai khai một quy trình chính thức để xác định và giải quyết những hạn chế trong hệ thống quản lý rủi ro. Điều quan trọng không chỉ là đầu tƣ vào hệ thống công nghệ thông tin mà cần phải hiểu biết về kỹ thuật cũng nhƣ hiểu biết chung về tầm quan trọng và lợi ích của kiểm soát rủi ro đối với thành công trong dài hạn.
3.3.2.5. Tăng cường hiệu quả công tác quản trị công ty
Đây vẫn là điểm yếu của các CTCK Việt Nam nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, xuất phát từ thực tế Việt Nam phải trải qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trƣờng. Khái niệm quản trị công ty vẫn chƣa thực sự quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Các công ty trong nƣớc dần dần đã hiểu đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết phải tuân thủ những quy định về quản trị công ty. Tuy nhiên, quá trình này mới chỉ bắt đầu và đòi hỏi nhiều thời gian để các doanh nghiệp cũng nhƣ các CTCK có thể quản trị một cách hiệu quả. Nhiều công ty vẫn còn yếu, các hoạt động quản lý và quản trị chƣa minh bạch, dẫn đến việc lợi dụng tài sản của khách hàng, khiếu nại và kiện cáo. Các cổ đông có thể góp phần củng cố hoạt động này bằng cách đảm bảo lãnh đạo công ty ƣu tiên thích đáng cho quản trị công ty. Qua đó giúp công ty hoạt động ổn định và bền vững hơn. Lãnh đạo OCS cần quan tâm đến các thông lệ, thực hành tốt và lƣu ý thích đáng đến những sáng kiến nhƣ Biểu đánh giá quản trị công ty mà Bộ tài chính hiện đang xây dựng. Biểu đánh giá này áp dụng cụ thể đối với các CTCK niêm yết, tuy nhiên các công ty không niêm yết cũng có thể vận dụng các tiêu chuẩn này trong khả năng có thể và lƣu ý về mô hình vận dụng.
KẾT LUẬN
Là một trong 20 CTCK thành lập đầu tiên trên TTCK Việt Nam, OCS đã đồng hành cùng với những thăng trầm của TTCK trong gần 8 năm qua. Sự tăng trƣởng vƣợt bậc về hàng hóa niêm yết, tổng giá trị vốn hóa của thị trƣờng, giá cổ phiếu của TTCK Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội phát triển kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán cho nhiều đối tƣợng: các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, các CTCK, các quỹ đầu tƣ, ngân hàng, các tổ chức tài chính,…Điều này đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt các CTCK trong năm 2007 dẫn đến làm tăng sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là sự canh tranh gay gắt trong việc nâng cao thị phần môi giới giữa các CTCK.
Luận văn đã đi vào nghiên cứu thực trạng chất lƣợng MGCK của OCS, một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất của bất kỳ CTCK nào. Đặc biệt khi OCS xác định môi giới là nghiệp vụ kinh doanh chủ đạo và tập trung đầu tƣ mạnh thì chất lƣợng môi giới và thị phần môi giới phải đƣợc quan tâm hàng đầu. Trong quá trình hoạt động, OCS đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, trong đó năm 2013, quý I, II/2014 đã đứng trong top 10 CTCK có thị phần môi giới trái phiếu trên HNX. Và cú nhảy vƣợt bậc từ vị trí thứ 9 về thị phần môi giới cổ phiếu trên HXN trong quý I/2014 lên vị trí thứ 4 trong quý II/2014 đã cho thấy đƣợc những bƣớc đi đúng đắn của OCS. Và cùng sự quyết tâm của tập thể cán bộ OCS, CTCK này có thể đạt đƣợc những bƣớc tiến mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Tuy nhiên, khi mà những yếu kém và khuyết điểm còn tồn tại của TTCK trong nƣớc đang dần đƣợc khắc phục và mức độ cạnh tranh giữa các CTCK ngày càng gay gắt hơn, OCS cần nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế và yếu kém của mình để có những biện pháp khắc phục và hƣớng đi đúng đắn trong thời gian tới. Tiếp tục giữ vững và không ngừng tăng cƣờng sức mạnh, củng cố vị trí của mình trên TTCK Việt Nam, từ đó tiếp bƣớc hƣớng tới mục tiêu vƣơn ra TTCK khu vực trong thời gian tới. Trong quá trình hoạt động, OCS cũng đã bộc lộ 3 điểm yếu then chốt trong cuộc chiến giành thị phần môi giới. Đó là: năng lực tài chính có hạn, cơ
sở vật chất kỹ thuật chƣa đƣợc đầu tƣ hiện đại, chính sách nguồn nhân lực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
So với các nƣớc phát triển thì hơn 14 năm phát triển của TTCK Việt Nam chƣa phải là một khoảng thời gian dài. Trƣớc mắt TTCK Việt Nam là một đoạn đƣờng dài phía trƣớc với nhiều cơ hội và thách thức phải đối mặt. Vì vậy, OCS cần phải xác định cho mình một chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, tăng cƣờng hợp tác kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, luận văn cũng đã gợi mở một số hƣớng phát triển và các giải pháp cụ thể cho OCS trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động MGCK thông qua việc thực hiện tăng vốn điều lệ và niêm yết trên TTCK; hiện đại hóa và hoàn thành đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin; nâng cao hiệu quả đầu tƣ vào nguồn nhân lực,…
Hy vọng rằng cùng với những đề xuất hết sức tâm huyết của tác giả, các nghiên cứu trong tƣơng lai của các nhà phân tích chuyên môn, các nhà quản lý của OCS, các yếu tố tác động đến mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động môi giới cũng nhƣ mục tiêu giành thị phần của OCS sẽ đƣợc đánh giá chuyên sâu, cụ thể hơn nữa để từ đó giúp OCS trở thành một trong những nhà tạo lập thị trƣờng hàng đầu trên TTCK Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2011), Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2011 về Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, Hà Nội
2. Bộ tài chính (2012), Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2012 về Hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục, Hà Nội
3. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP
ngày 19/01/2007 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.
4. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số 15/ NQ-CP ngày 06/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hà Nội
5. Hà Hƣơng Giang (2011), Nâng cao thị phần môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Quốc Tế, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội.
6. Bùi Thị Thanh Hƣơng (2009), Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, Nxb Thống kê
7. Nguyễn Thị Phƣơng Luyến (2014), "Thị trường chứng khoán Việt Nam 2013 và triển vọng 2014", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 7.
8. Lê Hoàng Nga (2009), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính
9. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2007), Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
10. OCS (2010 - tháng 6/2014), Báo cáo thường niên OCS, Báo cáo tài chính kiểm toán, Bản cáo bạch của OCS.
11. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chứng khoán luật số 70/2006/QH11, ngày 29 tháng 6 năm 2006
12. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán 2006 luật số 62/2010/QH12, ngày 24
tháng 11 năm 2010
13. Nguyễn Sơn (2010), "Mười năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và định hướng chiến lược giai đoạn 2011 - 2020", Tạp chí Kinh tế và dự báo, chuyên san Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam. Số 2
14. Phạm Quang Tín (2010), "Những nguyên nhân làm mất niềm tin của nhà đầu tư chứng khoán", Tạp chí Ngân hàng, số 01
15. Nguyễn Thế Thọ (2009), Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Thống kê.
16. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 về Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
17. Thủ tƣớng Chính phủ (2014),Quyết định số 366/ QĐ-TTg ngày 11/3/2014 về Đề án xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam giai đoạn từ 2016-2020, Hà Nội
18. Phan Thị Thanh Thúy (2009), Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty cổ phần chứng khoán An Bình, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Các website: 19. http://www.cafef.vn 20. http://hnx.vn 21. http://www.hsx.vn 22. http://www.ndh.vn 23. http://www.ocs.com.vn 24. http://www.ssc.gov.vn 25. http://www.tapchitaichinh.vn 26. http://www.vietstock.vn 27. http://www.vsd.com.vn
PHỤ LỤC
1. Danh sáchCTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay(tính đến 01/7/2014)
TT Tên CTCK viết tắt Tên