Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Dương (Trang 87)

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Năng lực tài chính

Hiện tại công ty có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, tuy xếp thứ 33 về quy mô vốn trong tổng số 94 CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, khi so sánh với quy mô vốn điều lệ của những CTCK có thị phần môi giới mạnh, luôn nằm có mặt trong top 10 về thị phần môi giới trên thị trƣờng trong những năm gần đây nhƣ: SSI (3.538 tỷ đồng), ACBS (1.500 tỷ đồng), MBS (1.221 tỷ đồng), HSC (1.008 tỷ đồng), BSC (865),… (Bảng phụ lục 1) có thể thấy quy mô vốn của OCS là một con số còn khá khiêm tốn. Bất lợi về quy mô vốn chỉ bộc lộ rõ khi thị trƣờng suy giảm. Khi đó, OCS rất khó khăn trong việc xoay sở, phân bổ vốn vào các mảng kinh doanh, do đó nguồn vốn để hỗ trợ hoạt động môi giới thông qua cho vay ứng trƣớc, hợp tác đầu tƣ, repo chứng khoán,…) trở nên khan hiếm.

Khi mà dòng tiền vào thị trƣờng chứng khoán ở mức thấp, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài giao dịch sôi động lấn át các nhà đầu tƣ trong nƣớc thì lợi thế nghiêng hẳn về phía các CTCK có nhiều khách hàng là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm các quỹ ngoại (SSI, HSC, SBS,…). OCS không có nhiều tài khoản của cá tổ chức trong nƣớc cũng nhƣ quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài đo đó trong cuộc chiến giành thị phần, OCS bị động và gặp rất nhiều bất lợi.

Việc đầu tƣ cho marketing còn rất hạn chế. Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng là rất cần thiết cho việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ của công ty. Tìm hiểu nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng giúp công ty dễ dàng cải tiến chất lƣợng dịch vụ của mình và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, OCS chỉ giành một lƣợng vốn đầu tƣ khá nhỏ so với tổng vốn đầu tƣ cho hoạt động này. Công ty chủ yếu tìm kiếm khách hàng qua mạng lƣới quan hệ chứ chƣa có đƣợc hoạt động quảng cáo khuếch trƣơng thƣơng hiệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các hoạt động tiếp thị chủ yếu mang tính đơn lẻ.

Mạng lƣới hoạt động của OCS còn hẹp, chỉ tập trung ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chƣa phủ rộng do đó chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng tại các địa bàn khác.

Cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật

Sự thiếu vốn dẫn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật chƣa đƣợc đầu tƣ hiện đại tƣơng xứng với phần mềm giao dịch cũng nhƣ những yêu cầu ngày càng khắt khe từ phía khách hàng. Dung lƣợng đƣờng truyền mạng không cao nhiều lúc bị quá tải gây chậm trễ trong việc khớp lệnh giao dịch. Hệ thống nhập lệnh qua điện thoại của công ty chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng dẫn đến tình trạng nghẽn mạng khi có nhiều khách hàng thực hiện đặt lệnh qua điện thoại. Trong thời gian thị trƣờng nóng khách hàng muốn thực hiện chính xác lệnh của mình bắt buộc phải đến sàn đặt lệnh do không thể đặt lệnh qua điện thoại hay tin nhắn. Hoạt động môi giới chỉ có thể hiệu quả nếu có công nghệ hiện đại, giúp xử lý nhanh chóng, chính xác, truyền thông tin diện rộng, kết nối các văn phòng, chi nhánh thành mạng thống nhất, tạo ổn định trong đƣờng truyền tránh nghẽn; giúp công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện những vấn đề liên quan đến lợi ích khách hàng. Nhƣng điều này công ty chƣa thực sự làm đƣợc vì nguồn kinh phí hạn hẹp, chƣa có nhân viên điện toán giỏi.

So với các CTCK cùng ngành thì OCS là công ty áp dụng phần mềm giao dịch khá hiện đại, nhƣng hạ tầng kỹ thuật kém hiện đại hơn các CTCK khác, nhất là hệ thống nối mạng nội bộ. Điển hình là CTCK Kim Long đã đầu tƣ 0,8 triệu USD công nghệ mạng SAN gồm hệ thống tủ đĩa (Storage) và hệ thống chuyển mạch (San Switch). Hệ thống SAN với những kết nối chuyển mạch dùng cáp quang tốc độ 4GB gấp 2 lần tốc độ đƣờng truyền mạng LAN của SSI. Trong khi đó BVCS đầu tƣ hệ thống đƣờng truyền và mạng cáp quang (mạng WAN) kết nối giữa văn phòng công ty với chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và các đại lý nhận lệnh tại các địa phƣơng khác.

Nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân viên môi giới của công ty chƣa thực sự chuyên nghiệp do chính sách đầu tƣ cho nhân sự còn hạn chế. Môi giới chƣa có khả năng độc lập trong việc phán đoán tổng hợp, cung cấp thông tin, tƣ vấn đầu tƣ, tƣ vấn tài chính cá nhân, chăm sóc khách hàng,… Các quan điểm đƣa ra chủ yếu là nhận định cá nhân mà chƣa có sự nhất quán giữa các môi giới cũng nhƣ phòng phân tích trong công ty dẫn

đến hậu quả là đôi khi nhà đầu tƣ không đƣợc tƣ vấn phù hợp trƣớc khi họ quyết định đầu tƣ. Đối với những nhà đầu tƣ tổ chức và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, với những yêu cầu về trình độ cao hơn, đòi hỏi ngƣời nhân viên môi giới phải có khả năng quản lý quỹ đầu tƣ, lựa chọn danh mục đầu tƣ và quản trị rủi ro trong đầu tƣ tốt, …nhân viên môi giới của OCS lại chƣa thực hiện đƣợc.

Ngân sách nguồn nhân lực còn khá hạn chế, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chính sách nhân sự và thu nhập cho nhân viên môi giới không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào "sức khỏe" của VN-Index. Khi thị trƣờng đi xuống công ty cắt giảm lƣơng, nhân sự và khi thị trƣờng đi lên, công ty bổ sung bằng cách mời những môi giới từ các công ty khác về hoặc tuyển thêm môi giới mới. Điều này không những khiến cho đội ngũ môi giới luôn biến động qua từng thời kỳ mà làm cho công ty mất đi những môi giới giỏi kèm theo khách hàng ruột của mình.

Chính sách khách hàng chƣa toàn diện

Khách hàng của OCS chủ yếu là khách hàng cá nhân trong nƣớc với tỷ lệ trên 90% trong tất cả các năm 2010 – tháng 6/2014. Đây là nhóm khách hàng có giá trị giao dịch thấp hơn, thực hiện giao dịch bất ổn định hơn, tầm hiểu biết về thị trƣờng có nhiều hạn chế hơn nếu so sánh với khách hàng là tổ chức hay khách hàng nƣớc ngoài. Thế nhƣng số lƣợng khách hàng có tổ chức tại OCS bằng không. OCS có 02 NĐT nƣớc ngoài, tuy nhiên tài khoản của họ là tài khoản ảo bởi hai NĐT này gần nhƣ không thực hiện giao dịch. Lý do là OCS chƣa có sự quan tâm đúng mức tới việc chăm sóc các NĐT là tổ chức, NĐT nƣớc ngoài dẫn tới việc không thể thu hút đƣợc hoặc đã mời chào NĐT mở tài khoản nhƣng không thể lôi kéo họ sử dụng dịch vụ môi giới. OCS chƣa có chính sách phí ƣu tiên hay những nhà môi giới chuyên nghiệp chỉ dành riêng cho nhóm khách hàng này.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán

Ra đời và phát triển sau 14 năm, TTCK Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu và nhỏ bé. Giá trị giao dịch trung bình trên TTCK Việt Nam chỉ đạt khoảng 88 triệu USD/ngày. Đây đƣợc xem là mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, khi con số

này tại một số thị trƣờng khác nhƣ Thái Lan là 1,5 tỷ USD/ngày, Malaysia là 625 triệu USD/ngày, Indonesia là 528 triệu USD/ngày, Philippines là 426 triệu USD/ngày. Theo số liệu Bloomberg công bố cuối năm 2012, giá trị vốn hóa của thị trƣờng Việt Nam cũng không cao chỉ khoảng 45 tỷ USD tổng cộng cả 2 sàn. Số liệu này nhỏ hơn nhiều so với các thị trƣờng chứng khoán trong khu vực nhƣ Thái Lan 460 tỷ USD, Indonesia 427 tỷ USD, Philippines 186 tỷ USD.

Các chuyên gia cũng nhìn nhận thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện còn khá đơn điệu và thiếu nhiều loại sản phẩm hấp dẫn nhà đầu tƣ. Hàng hóa trên thị trƣờng còn rất căn bản. Hiện nay, thị trƣờng chứng khoán vẫn chỉ có cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. Quy mô nhỏ hẹp, thanh khoản trên thị trƣờng thấp đã dẫn đến quá trình hình thành giá dễ bị ảnh hƣởng nếu có những giao dịch lớn xảy ra. Ngoài ra, rất nhiều vấn đề trong cấu trúc thị trƣờng cũng làm cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tƣ đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Những hạn chế của TTCK là một nhân tố kìm hãm sự phát triển của các CTCK nói chung và OCS nói riêng.

Bất ổn định cung - cầu

Có thể nói, trên TTCK việc kiểm soát cung và cầu của các cơ quan quản lý không hiệu quả. Để thị trƣờng chứng khoán phát triển bền vững, các cơ quan quản lý cần phải kiểm soát tốt hơn nữa dòng tiền vào thị trƣờng (cầu) và số lƣợng cổ phiếu trên thị trƣờng (cung). Trong những năm gần đây, vị trí của TTCK trong các kế hoạch phát triển kinh tế còn khá khiêm tốn. Các nhà quản lý vĩ mô chƣa có cái nhìn đúng đắn về TTCK, cũng nhƣ mối tƣơng quan giữa việc điều hành chính sách vĩ mô và các ảnh hƣởng của chính sách lên thị trƣờng. Có thể nói, TTCK gần nhƣ bị bỏ rơi và tách biệt hẳn với các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc.

Ví dụ điển hình nhƣ trong năm 2009, để giúp nền kinh tế vƣợt qua khủng hoảng, Chính phủ đã bơm một lƣợng tiền lớn ra thị trƣờng và một phần không nhỏ trong số này đã chảy vào TTCK, tạo nên cơn sốt chứng khoán trong năm. Sau đó để kiểm soát lạm phát, năm 2010 và 2011 Chính phủ đã không ngần ngại thu hồi một

lƣợng tiền lớn từ nền kinh tế, tạo nên những cú sốc cho TTCK. Có thể nói TTCK trong những năm qua phải hứng chịu hậu quả của việc điều chỉnh chính sách tiền tệ khá mạnh tay của Chính phủ. Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng số lƣợng các doanh nghiệp niêm yết, các loại cổ phiếu cũng góp phần đẩy TTCK vào tình trạng thừa cung và bất ổn định.

Sự hiểu biết của các nhà đầu tƣ

Thói quen đầu tƣ vào chứng khoán của ngƣời Việt Nam là chƣa có. Nhiều ngƣời coi đầu tƣ chứng khoán chƣa phải là chính, họ tham gia vì tò mò xem TTCK nhƣ thế nào, mục đích đầu tƣ chủ yếu trong ngắn hạn. Vẫn có khá nhiều nhà đầu tƣ ra quyết định theo phong trào mà chƣa hình thành thói quen sử hỗ trợ tƣ vấn từ nhân viên môi giới. Có những nhóm khách hàng thì lại đầu tƣ không theo kế hoạch tài chính cá nhân. Họ đang để tiền để đầu tƣ chứng khoán nhƣng khi cần thì họ sẽ thu lại ngay mà không cần quan tâm thị trƣờng đang hoạt động ra sao. Họ luôn có sự thay đổi trong nhu cầu tài chính, điều này đã gây khó khăn cho hoạt động tƣ vấn của nhân viên môi giới. Và đặc biệt hơn cả là chính những nhóm nhà đầu tƣ này lại ƣa chuộng việc lƣớt sóng, mua bán những cổ phiếu đầu cơ có "đội lái". Chính điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc môi giới, tƣ vấn cũng nhƣ gây ra nhiều rủi ro cho chính bản thân họ.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẠI DƢƠNG 3.1. Cơ hội, thách thức và định hƣớng phát triển của OCS

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Dương (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)