Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội (Trang 108)

Hiện nay NHNN vẫn đóng vai trò lãnh đạo trong các hoạt động của ngân hàng. Để dịch vụ khách hàng cá nhân của ABBank cũng nhƣ các NHTM khác phát triển cho phù hợp với xu thế chung của thế giới thì NHNN cần thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý

Dịch vụ khách hàng cá nhân là một lĩnh vực mới, còn đang trong quá trình phát triển nên chƣa có một văn bản pháp luật cụ thể để điều chỉnh. NHNN cần xúc tiến ngay việc đƣa ra các chính sách, cơ chế hoạt động cụ thể để các NHTM thực hiện. Các pháp lệnh đƣa ra về dịch vụ khách hàng cá nhân phải đảm bảo đƣợc sự chặt chẽ, thống nhất với những văn bản pháp luật đã có trƣớc đây, phù hợp với tập quán kinh doah của Việt Nam cũng nhƣ phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để tránh tình trạng lách luật của các ngân hàng nhỏ, đảm bảo môi trƣờng hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả cao cho một lĩnh vực dịch vụ mới. Bên cạnh đó, các văn bản cần hạn chế các yêu cầu, thủ tục với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.

Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thƣơng mại điện tử phát triển, thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Phát triển thị trƣờng thẻ, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cƣ, tăng cƣờng tính bảo mật cho các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng điện tử, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng và hệ thống các cơ quan thuộc ngành tài chính: Kho bạc, Thuế, Hải quan...

Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đây là hệ thống thanh toán nòng cốt của nền kinh tế trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển hiện nay. Mở rộng phạm vi thanh toán điện tử liên ngân hàng. Khi đó khả năng thanh toán trên toàn quốc sẽ nhanh hơn.

101

Phát triển thị trƣờng thẻ, phối hợp với cơ quan truyền thông báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cƣ. Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, trong giai đoạn hiện nay để tránh thất thoát trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng thẻ, NHNN đóng vai trò là cơ quan chủ quản nhanh chóng định hƣớng và phối hợp với liên minh thẻ và các NHTM xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống NHTM của các liên minh thẻ thành một hệ thống nhằm tăng khả năng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ.

NHNN không ngừng hoàn thiện cơ chế và chính sách điều hành, nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, nhanh chóng trong việc cập nhật và ban hành các quy định chuẩn mực về những loại hình dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có thể chủ động, linh hoạt triển khai ra thị trƣờng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và DVNH mới.

Khuyến khích các ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ. Việc xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ của các NHTM là hết sức cần thiết và phù hợp, bởi vì hoạt động dịch vụ phát triển sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng và thúc đẩy cải thiện năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng để từ đó đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời DVNH phát triển sẽ đáp ứng tối đa những tiện ích cho khách hàng và cho nền kinh tế.

Thứ hai, Xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân

Để làm đƣợc việc này, NHNN cần phối hợp với Tổng cục Thống kê xây dựng danh mục DVNH theo chuẩn mực quốc tế. Khi xây dựng danh mục dịch vụ này, NHNN cần chú trọng sự phù hợp với tình hình thực tế về nhu cầu phát triển, khả năng cung cấp dịch vụ của NHTM, tác động của triển khai dịch vụ đến ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng giám sát của các cơ quan quản lý và lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngoà i ra, NH NN cần ban hành kèm theo những quy trình, quy chế hoạt động chung của ngân hàng cùng những hƣớng dẫn cụ thể để các ngân hàng có thể triển khai một cách thống nhất.

102

Thứ ba, ổn định thị trường và định hướng chính sách

Với tƣ cách là cơ quan hoạch định chính sách, NHNN không chỉ xác định nguồn lực cần phân bổ để thúc đẩy sự tiếp cận dịch vụ tài chính mà cả đối tƣợng khách hàng, cách thức và thời điểm phân bổ; cho phép áp dụng mô hình kinh doanh tài chính mới với sự vào cuộc của những nhà cung cấp dịch vụ mới nhƣ Hợp thức hoá, luật hoá mô hình tài chính vi mô, tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. Thay vì trực tiếp cung cấp dịch vụ tài chính, vai trò của NHNN là ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra các quy định về giám sát, đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ ngƣời sử dụng dịch vụ.

Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán và kế toán để đáp ứng nhu cầu của việc ứng dụng công nghệ mới để thay thế các văn bản cũ mà trƣớc đây đƣợc xây dựng chủ yếu phục vụ cho các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng

Hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các DVNH phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ đảm bảo nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lƣợng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính nhƣ thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Không những thế lĩnh vực ngân hàng còn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, những vấn đề của hệ thống ngân hàng có xu hƣớng gây hiệu ứng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh cho các TCTD cũng nhƣ cho toàn hệ thống ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát sẽ là cơ quan thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu: Cấp phép; ban hành quy chế; thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ); xử phạt và thu hồi giấy phép nhằm đảm bảo sự nhất quán và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát. Điều này đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng. Các hoạt động giám sát nếu đƣợc đẩy

103

mạnh sẽ phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi từ đó có biện pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đáng tiếc và vì thế góp phần bảo vệ cho nhà đầu tƣ cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng – điều kiện cho các DVNH có thể phát triển. Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính do vậy giám sát ngân hàng cần phải xây dựng đƣợc những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bị tác động, dễ bị tổn thƣơng trong toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát đối với ngân hàng thì đổi mới phƣơng pháp giám sát của NHNN phải đƣợc đƣa vào thực hiện dần dần từng bƣớc trƣớc khi bắt đầu áp dụng một cách triệt để.

Thứ năm, NHNN cần tăng cường định hướng hoạt động NHTM trong nước

NHNN chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và thƣơng mại điện tử. Thƣờng xuyên xem xét, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chƣơng trình áp dụng công nghệ trong thanh toán cũng nhƣ trong toàn hệ thống NHTM. Phối hợp với các tổ chức tài chính trên thế giới, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật cũng nhƣ nghiệp vụ nhằm nâng cấp và cải thiện công nghệ, chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bắt kịp xu hƣớng chung của thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội (Trang 108)