THỨC CỦA ABBank – CN HN
Trên cơ sở phân tích môi trƣờng bên ngoài (môi trƣờng kinh tế quốc tế, môi trƣờng kinh tế vĩ mô của Việt Nam) và phân tích thực trạng hoạt động của ABBANK- chi nhánh Hà Nội, các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu chính của ABBANK- chi nhánh Hà Nội có thể đƣợc tóm tắt và tổng hợp nhƣ sau:
3.1.1 Điểm mạnh
Một là, các cổ đông của ABBANK là các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới và các tổ chức kinh tế lớn trong nƣớc nhƣ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Ngân hàng Maybank, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), ABBANK nhận đƣợc sự hỗ trợ mạnh mẽ không chỉ về tài chính, mà còn đƣợc chuyển giao những kinh nghiệm quý báu về quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro, phát triển kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực.
Hai là, Ngân hàng đang sở hữu một cơ cấu thu nhập từ tài sản có khá hiện đại: trong đó thu nhập lãi thuần và thu nhập phi lãi là tƣơng đƣơng nhau trong năm 2006, nếu ABB tiếp tục phát triển nhƣ thế này thì đây sẽ là một thế mạnh rất lớn, giúp Ngân hàng tránh đƣợc những rủi ro.
Ba là, Sản phẩm, dịch vụ khá hoàn chỉnh, và linh hoạt đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng.
Bốn là, Là một Ngân hàng đô thị trẻ, nhƣng có kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ABBANK có nhiều tham vọng vƣơn lên một tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu của Việt Nam. Tham vọng này thể hiện ở việc Ngân hàng tăng nhanh về Vốn điều lệ, mở rộng chi nhánh… với tốc độ có thể
78
xem là chóng mặt. Quy mô vốn tăng nhanh: từ 165 tỷ đồng cuối năm 2005 lên đến 4.800 tỷ vào cuối năm 2013
Năm là, mạng lƣới mở rộng nhanh, từ 8 điểm vào cuối năm 2005 lên 145 điểm vào cuối năm 2013 trên 29 tỉnh thành trên cả nƣớc.
Sáu là, có một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cho phép ngân hàng chuyển mình sang một giai đoạn mới- thời đại của kinh doanh trực tuyến. Một loạt các sản phẩm, dịch vụ và các tiện ích tiên tiến đƣợc tung ra dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, điển hình nhƣ: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế, dịch vụ gửi tiền online, gửi tiết kiệm một nơi và rút tại tất cả các điểm giao dịch, Mobile baning, online banking, SMS banking…
Bảy là, phần lớn đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các ngân hàng uy tín khác ở Việt Nam. Ngân hàng có một chiến lƣợc dài hạn rõ rang và đầy tham vọng sẽ là kim chỉ nam cho Ngân hàng tiếp tục phát triển.
3.1.2 Điểm yếu
Một là, sản phẩm dịch vụ mang tính truyền thống, các sản phẩm dịch vụ chƣa thực sự đa dạng. Việc giới thiệu và phát triển các sản phẩm chƣa dựa trên nghiên cứu, đánh giá thị trƣờng cũng nhƣ đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm, dịch vụ.
Hai là, hiệu quả hoạt động chƣa cao do chi phí hoạt động lớn. Ngân hàng cần hợp lý hóa chi phí cho các sản phẩm đầu vào - đầu ra nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Ba là, các kênh phân phối hiện đại còn nhiều hạn chế: số lƣợng máy ATM còn ít, máy POS độ bền không cao…
Bốn là, các ứng dụng công nghệ chƣa đƣợc phát triển đầy đủ. Do vậy, làm hạn chế khả năng quản trị điều hành cũng nhƣ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến.
79
Năm là, thiếu đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo bài bản thích ứng với môi trƣờng cạnh tranh và phù hợp với bối cảnh hội nhập. Một ngân hàng hiện đại hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa tinh thông về nghiệp vụ, có ngoại ngữ, có trình độ tin học lại vừa đƣợc trang bị phong cách phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức, kỹ năng để am hiểu và triển khai các dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Đã đến lúc ABBANK cần có một chiến lƣợc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn; từng loại hình sản phẩm dịch vụ và từng loại khách hàng.
3.1.3 Cơ hội
Một là, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO cũng nhƣ các Hiệp định đa phƣơng, song phƣơng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ABBANK- chi nhánh Hà Nội nói riêng tham gia vào một sân chơi bình đẳng với doanh nghiệp các nƣớc. Cụ thể: nó tạo cơ hội mở rộng thị trƣờng ra bên ngoài (thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện; khai thác các cơ hội đầu tƣ; tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trƣờng quốc tế; mời gọi các đối tác nƣớc ngoài cùng đầu tƣ triển khai các dự án tại Việt Nam…) tranh thủ chuyển giao công nghệ, phƣơng pháp quản trị, điều hành tiên tiến, đào tạo cán bộ.
Hai là, sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự thay đổi và hoàn thiện diễn ra từng ngày, từng giờ các ứng dụng công nghệ thông tin giúp rút ngắn thời gian, tạo bƣớc bứt phá cần thiết trong hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Ba là, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao trong những năm gần đây. Ngay năm 2008, cho dù bị tác động cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới nghiêm trọng nhất trong vòng 30 năm gần đây, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trƣởng ở mức 6,23%. Kinh tế phát triển kéo theo đời sống ngƣời dân thay đổi, nhu cầu tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng gia tăng, nhất là khu vực thành thị. Bốn là, việt Nam có môi trƣờng tài chính ổn định, an toàn, luật pháp kinh doanh ngày một hoàn thiện tạo tâm lý tin tƣởng, yên tâm đầu tƣ, kinh doanh lâu dài.
80
Năm là, Chính phủ tiếp tục khẳng định chủ trƣơng cải cách, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa của DNNN hình thành các ngành kinh tế, các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, chủ lực, chi phối và định hƣớng phát triển kinh tế. theo đó, xuất hiện ngày càng nhiều các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế có quy mô và vị thế lớn không chỉ trong nƣớc và còn vƣơn ra khu vực và quốc tế.
Sáu là, Việt nam có dân số đông song tỷ lệ ngƣời dân có tài khoản cá nhân tại ngân hàng còn khá thấp so với các nƣớc trong khu vực; chƣa có thói quen sử dụng thƣờng xuyên, rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng, điển hình là tại các khu vực nông thôn. Chính phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2006-2010, song thói quen sử dụng tiền mặt vẫn phổ biến trong dân chúng. Đây là cơ hội, là thị trƣờng lớn vẫn còn bỏ ngỏ cho phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
3.1.4 Thách thức
Một là, do nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới nên mọi biến động về nền kinh tế, chính trị và xã hội trên thế giới nói chung và tại các nƣớc lớn nói riêng đều tác động trực tiếp đến Việt Nam và trƣớc hết đến hệ thống ngân hàng tài chính về khía cạnh tỷ giá, khả năng thanh khoản, thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài…
Hai là, nới lỏng các điều kiện hoạt động với các ngân hàng nƣớc ngoài theo tiến trình thực hiện cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đồng nghĩa với việc thị phần trong nƣớc của NHTM sẽ bị chia sẻ, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, điều này cũng đặt các NHTM trƣớc nguy cơ tụt hậu và thua ngay trên sân nhà.
Ba là, các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt khối các ngân hàng TMCP ngày càng năng động, linh hoạt, nhạy bén và hàng ngày, hàng giờ đang mở rộng khẳng định thị phần tại các khu vực đô thị.
Bốn là, các sản phẩm dịch vụ thay thế dịch vụ ngân hàng ngày càng đƣợc hoàn thiện và trở thành “đối thủ nặng ký” đối với NHTM, điển hình là các sản phẩm bảo hiểm, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công ty chứng khoán, công ty quản lý
81
quỹ… Do vậy, một khối lƣợng lớn tiền nhàn rỗi thay vì đƣợc gửi vào ngân hàng nhƣ trƣớc đây nay đƣợc đầu tƣ dƣới nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau.
Năm là, đòi hỏi của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng cao, các ngân hàng nƣớc ngoài và cổ phần đặc biệt quan tâm và đầu tƣ rất lớn cho việc hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện đại cũng nhƣ nghiên cứu, giới thiệu và tung ra thị trƣờng các sản phẩm tiện ích hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
3.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN CỦA ABBank – CN HN
Định hƣớng của ABBank trong giai đoạn 2010 - 2020 là trở thành một trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khách hàng cá nhân đồng bộ, đa dạng với chất lƣợng dịch vụ tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu mà ABBank đã đề ra theo hƣớng phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân.
Về khách hàng mục tiêu
- Đối với khách hàng là nhân viên thuộc tập đoàn điện lực: Những nhân viên đang công tác tại tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc những nhân viên đã về nghỉ hƣu, nghỉ chế độ...
- Đối với khách hàng là dân cƣ: Tập trung phát triển khách hàng có thu nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên, bao gồm:
Nhóm khách hàng có thu nhập cao: là lãnh đạo, doanh nhân, nhà quản lý ...
Nhóm khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên và có thu nhập ổn định: công chức, cán bộ nhân viên công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nƣớc, các công ty lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài...
- Đối với khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh cá thể: Tập trung phát triển khách hàng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia công, chế biến, xuất nhập khẩu, các làng nghề truyền thống...
82
Về sản phẩm
- Đối với sản phẩm, dịch vụ truyền thống: Nâng cao chất lƣợng và tiện ích thông qua cải tiến quy trình, nghiệp vụ, đơn giản hóa các thủ tục và tạo sự thân thiện với khách hàng.
- Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại: Phát triển nhanh trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại.
Phát triển đa dạng, đầy đủ các sản phẩm nhƣng có lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lƣợc nhƣ: Tiền gửi, thẻ, ebanking, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh cá thể…
Về kênh phân phối
Phát triển hợp lý các kênh phân phối theo hƣớng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích của dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.
Đối với kênh phân phối truyền thống (phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm): Xây dựng thành trung tâm tài chính hiện đại, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giao dịch nhanh gọn và chính xác.
Đối với kênh phân phối hiện đại (internet banking, mobile banking, ATM, Contact center…): tiếp tục phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp và phát triển theo hƣớng trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Mở rộng hợp tác với các đối tác là các đại lý để phát triển kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng một cách hiệu quả.
Về con người
Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng về nghiệp vụ cũng nhƣ tác phong giao dịch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng. Xây dựng môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, đề cao nguyên tắc, kỷ luật.
83