Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội (Trang 97)

Yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất mang đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh dịch vụ. Vì đặc thù của dịch vụ ngân hàng là dễ bắt chƣớc nên nếu nhƣ trình độ công nghệ của các ngân hàng là tƣơng đƣơng thì chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự khác biệt về chất lƣợng s ả n p h ẩ m d ị c h v ụ giữa các ngân hàng. Do đó trong giải pháp phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của ABBank – CN HN không thể bỏ qua việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

90

Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thì công tác đào tạo và đào tạo lại giữ vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động đào tạo phải nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trang bị những kiến thức cũng nhƣ kỹ năng bổ trợ, hƣớng tới việc xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. Vì vậy ABBank – CN HN cần phải xây dựng một chiến lƣợc tuyển dụng và đào tạo cán bộ có đủ trình độ để đảm bảo cho yêu cầu kinh doanh trong thời kỳ hội nhập nhƣ sau:

Về tuyển dụng nguồn nhân lực: ABBank – CN HN cần xây dựng một hệ thống các tiêu chí riêng đối với cán bộ của từng phòng ban, dự báo đúng nhu cầu nhân lực cho các đơn vị, xây dựng chính sách, quy trình tuyển dụng, lựa chọn tài năng để phát hiện, thu hút cán bộ giỏi.

 Về đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng quy định chế độ đào tạo đối với mọi cấp cán bộ. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, tổ chức khảo sát thực trạng chất lƣợng cán bộ để xác định mục tiêu, nhu cầu, nội dung đào tạo gắn với tiêu chuẩn, chức danh cán bộ. Xây dựng và triển khai chính sách đào tạo đối với cán bộ trẻ, cán bộ quy hoạch các cấp. Đa dạng hóa hình thức đào tạo: khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập để nâng cao trình độ. Xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến (E- Learning) nhằm tăng quy mô và năng lực đào tạo.

Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng ngƣời, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên ngân hàng. Cần thƣờng xuyên thực hiện việc đánh giá năng lực, chấm điểm hoàn thành công việc của cán bộ nhân viên ngân hàng để từ đó có thể phát huy đƣợc tối đa hiệu quả công việc. Bên cạnh đó hàng năm nên tổ chức các cuộc thi chuyên môn hoặc kỹ năng đối với nhân viên của từng phòng ban để đánh giá và tạo động lực cho nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp A BBa n k – CN H N : Tiếp tục hoàn thiện và thực hành văn hóa doanh nghiệp ABBank – CN HN, bảo đảm duy trì và phát

91

huy giá trị cốt lõi của ABBank – CN HN trong toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên. Tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi giúp mỗi cá nhân có thể phát huy hết khả năng, sở trƣờng của mình. Xây dựng chính sách lƣơng thƣởng theo nguyên tắc tiền lƣơng gắn với trình độ và năng suất lao động, có cơ chế khen thƣởng, khích lệ kịp thời đối với cán bộ có thành tích cao có sáng kiến góp phần phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần có chính sách tuyển dụng và chế độ đãi ngộ hợp lý để có thể giữ chân và thu hút nhân tài.

Ngoài ra, ABBank – CN HN nên thƣờng xuyên cập nhật kiến thức về dịch vụ khách hàng cá nhân, đào tạo kỹ năng cho nhân viên. Các kỹ năng này bao gồm: Kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng bán hàng. Đặc biệt, ABBank – CN HN phải nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên trong việc phục vụ khách hàng.

Ngoài việc đầu tƣ cho đội ngũ cán bộ nhân viên hiện tại của ngân hàng, ABBank – CN HN nên có quỹ đầu tƣ cho các tài năng trẻ, cấp học bổng cho các sinh viên giỏi hiện đang đƣợc đào tạo trong các trƣờng đại học lớn chuyên ngành về tài chính-ngân hàng để có thể chuẩn bị sẵn một nguồn nhân lực kế cận trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội (Trang 97)