Phát triển sản phẩm, dịch vụ khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội (Trang 94)

Điểm yếu của ABBank nói chung và ABBank – CN HN nói riêng là thiếu chiến lƣợc kinh doanh dài hạn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, muốn thành công trong sân chơi toàn cầu thì điều quan trọng đầu tiên là ban lãnh đạo ABBank – CN HN phải có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn để hạn chế những rủi ro phát sinh từ sự biến động của môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Đây là yếu tố cốt lõi để tạo dựng năng lực đạt đƣợc thành công chiến lƣợc của một hệ thống có khát vọng vƣơn lên trong cuộc đua tranh phát triển toàn cầu. Để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh dài hạn một cách hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trƣờng, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi ABBank – CN HN phải có tầm nhìn chiến lƣợc. Trong điều kiện hội nhập nhƣ hiện nay, ABBank – CN HN xác định duy trì phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân thì phải có một chiến lƣợc dẫn đƣờng cho phát triển dịch vụ cá nhân theo một chiến lƣợc đƣợc hoạch định bài bản. Chiến lƣợc đƣa ra cần đảm bảo những yêu cầu:

Phải dựa trên điều kiện thực tiễn của ABBank – CN HN, kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng cá nhân hàng năm để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh có tính khả thi.

87

Phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng, từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá nhu cầu hiện tại, và xu hƣớng phát triển nhu cầu trong tƣơng lai để đề ra chiến lƣợc kinh doanh dịch vụ phù hợp.

Phải so sánh với đối thủ cạnh tranh để thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, để từ đó đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm.

Trên cơ sở đã hoạch định, cụ thể hóa các giải pháp của từng giai đoạn thực hiện trên cơ sở phân giao đến từng phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm dựa và đặc thù, thế mạnh của mình để đạt đƣợc kết quả tối ƣu.

Xây dựng và hoàn thiện tiêu chí đánh giá sản phẩm: ABBank – CN HN phải từng bƣớc hoàn thiện tiêu chí đánh giá, quản lý sản phẩm nhằm tạo ra kênh phản hồi hiệu quả nhất đối với các dịch vụ khách hàng cá nhân, phát hiện nhanh chóng những điểm yếu, bất cập để tiến hành nâng cấp, cải tiến sản phẩm hoặc ngừng các sản phẩm dịch vụ kém hiệu quả. Định kỳ ABBank – CN HN phải tổ chức đánh giá hiệu quả triển khai của từng sản phẩm, kịp thời điều chỉnh và có chính sách khuyến khích nhằm tăng cƣờng hiệu quả triển khai sản phẩm bao gồm các tiêu chí cơ bản nhƣ số lƣợng khách hàng, doanh số, doanh số thu phí, công tác bán hàng (đối với nhóm sản phẩm dịch vụ); Số lƣợng khách hàng, doanh số cho vay, dƣ nợ, lãi, nợ xấu (đối với sản phẩm tín dụng); chỉ tiêu đánh giá về quy trình văn bản hƣớng dẫn, chƣơng trình vận hành, các chỉ tiêu đánh giá về khả năng cạnh tranh của sản phẩm, và các tiêu chí khách phù hợp với đặc thù của từng sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội (Trang 94)