Chuyển đổi mô hình các Ban Quản lý dự án thành Công ty Tư vấn quản lý dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)

Các Bộ, ngành và các địa phương cần khẩn trương thực hiện việc chuyển đổi mô hình các Ban quản lý dự án trực thuộc thành mô hình Công ty Tư vấn quản lý dự án (đặc biệt là các Ban quản lý dự án – PMU của Bộ Giao thông vận tải) theo quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Do vậy, đối với các Ban Quản lý dự án khu vực, Ban Quản lý dự án chuyên ngành do các Bộ, ngành và các địa phương đã được thành lập để quản lý nhiều dự án cùng lúc, thì thực hiện chuyển đổi thành mô hình Công ty Tư vấn quản lý dự án hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc giải thể. Tạo tính công khai, minh bạch và độc lập trong các hoạt động giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Tóm lại, hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi

hỏi phải giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ những giải pháp mang tính định hướng cho đến những giải pháp cụ thể như hoàn thiện quy trình chi trực tiếp từ KBNN cho người chủ nợ thực sự của Quốc gia; phương thức cấp phát NSNN; hoàn thiện cơ chế, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB; hoàn thiện cơ chế kiểm soát đối với các đơn vị áp dụng cơ chế tài chính đặc thù,... Đồng thời, để những giải pháp đó có thể áp dụng được trong thực tiễn, thì cũng cần phải thực hiện các giải pháp điều kiện như nâng cao chất lượng dự toán NSNN và trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN; hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn; cải tiến chế độ kế toán và quyết toán NSNN; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và hiện đại hoá công nghệ KBNN,... Việc thực hiện một cách đầy đủ và triệt để theo những giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN đã và đang là một trong những vấn đề bức xúc trong quá trình đổi mới chính sách tài chính - tiền tệ của nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Kết quả nghiên cứu đề tài đã giải quyết được cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau:

(1) Hệ thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận về chi và kiểm soát chi NSNN; KBNN với nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Từ đó, khẳng định vai trò, vị trí và trách nhiệm của KBNN trong việc quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi NSNN.

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý và kiểm soát NSNN qua hệ thống KBNN trên phương diện cơ chế quản lý. Từ đó, đề tài đã tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của công tác và kiểm soát chi NSNN trong giai đoạn 2002 – 2007. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian tới.

(3) Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Luận văn tốt nghiệp đã đề xuất những giải pháp mang tính định hướng; những giải pháp cụ thể hoàn thiện quy trình chi trực tiếp từ KBNN cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khu vực công; phương thức cấp phát NSNN; hoàn thiện cơ chế, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB; hoàn thiện cơ chế kiểm soát đối với các đơn vị áp dụng cơ chế tài chính đặc thù,... và các điều kiện chủ yếu, nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Từ đó, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nói chung và trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN nói riêng.

Kiểm soát chi NSNN là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, của nền kinh tế, nên những kiến nghị, đề xuất trong đề tài chỉ là những ý kiến ban đầu, mang tính gợi mở và là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp, nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN. Những đề xuất của đề tài không chỉ mang tính lý luận, mà còn mang tính thực tiễn và sẽ phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các ngành, các cấp và các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện.

Với tính chất và dung lượng của một Luận văn tốt nghiệp, chắc chắn Đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong việc trình bày các giải pháp và kiến nghị. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu trên đây chỉ là bước khởi đầu trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài có điều kiện hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Lê Hùng Sơn – Phó giám đốc Sở Giao dịch – Kho bạc Nhà nước, các thầy cô giáo của Học viện Tài chính; bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp./.

1. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC- BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP.

2. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC- BNV ngày 26/06/2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV.

3. Bộ Tài chính, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện (quyển 1), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội - năm 2003.

4. Bộ Tài chính, Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

5. Bộ Tài chính, Thông tin Tài chính tháng 1, 2, 3, 4/2008, Công ty In Tài chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, Thông tư 79/2003/TT- BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

7. Bộ Tài chính, Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008.

8. Bộ Tài chính, Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

9. Bộ Tài chính, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

11. Bộ Tài chính, Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC.

12. Chính phủ, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP.

13. Chính phủ, Nghị định số 130/2005/QĐ-TTg ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

14. Chính phủ, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

15. Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

16. Chính phủ, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

17. Học viện Tài chính, Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội – năm 2004

18. Kho bạc Nhà nước, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 67, 68, 69, 70 tháng 1, 2, 3, 4/2008, Công ty In Tài chính, Hà Nội.

19. Quốc Hội, Luật NSNN năm 1996 ngày 20/03/1996, Luật bổ sung, sửa đổi ngày 20/05/1998; Luật NSNN (sửa đổi) năm 2002.

nước trực thuộc Bộ Tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 130/2005/QĐ-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

22. Trang Web Bộ Tài chính. 23. Trang Web Kho bạc Nhà nước. 24. Một số tài liệu khác.

1. Vũ Hoàng Nam, bài được đăng trên Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia số 69 tháng 3/2008, Những kết quả và điểm mới trong thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 98)