Một số nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)

Những hạn chế của công tác tổ chức kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, cơ chế kiểm soát, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư chưa ổn

định và đồng bộ. Cụ thể là:

- Quy chế về đầu tư xây dựng liên tục được sửa đổi, bổ sung và thay thế. Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước thì Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật, Bộ Xây dựng ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định về đầu tư XDCB, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong lĩnh vực đầu tư XDCB, KBNN ban hành văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, dẫn đến mỗi lần sửa đổi Nghị định của Chính phủ kéo theo một số các Bộ, ngành phải ban hành các văn bản để sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, từ khi Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có

hiệu lực thi hành đến nay, đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Điều này dẫn đến các Bộ, ngành cũng phải liên tục thay đổi các Thông tư hướng dẫn quy chế đầu tư và xây dựng. Tuy nhiên, những văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành đó lại thường chưa được đồng bộ và kịp thời; nhiều nội dung công việc chưa quy định định mức, đơn giá được phép áp dụng. Đặc biệt là vẫn còn có những nội dung không rõ ràng, nhất quán giữa các Bộ, ngành. Từ đó, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư của KBNN, cán bộ thanh toán vốn đầu tư của KBNN khi thực hiện kiểm soát phải tra cứu rất nhiều văn bản dẫn chiếu.

- Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp và chồng chéo. Trong giai đoạn 2002 – 2007, nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý đầu tư, nhưng trách nhiệm mỗi cơ quan chưa được quy định một cách rõ ràng trong việc lập, thẩm tra báo cáo khả thi, tổng dự toán, báo cáo quyết toán,.... Tình trạng này vừa gây tốn kém, vừa phát sinh tư tưởng ỷ lại trong quá trình kiểm tra, kiểm soát.

- Hồ sơ, thủ tục trong thanh toán vốn đầu tư còn khá phức tạp, chưa phù hợp với trình độ quản lý của các chủ đầu tư, đặc biệt đối với dự án do xã làm chủ đầu tư.

- Cơ chế xử phạt trong đầu tư XDCB chưa được thực hiện nghiêm, đặc biệt là các chế tài trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng giữa A - B chưa được tôn trọng.

Hai là, năng lực, trình độ của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án còn

yếu. Hiện nay, cả nước có hơn 2.000 dự án đầu tư bằng vốn NSTW; hơn 20.000 dự án đầu tư bằng vốn NSĐP, song trong đó có rất nhiều các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án không thường xuyên làm công tác đầu tư. Vì vậy, khâu lập, trình duyệt dự án cho đến việc làm các thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu

tư theo quy định bị chậm; không đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch vốn năm cũng như kế hoạch khối lượng. Từ đó, dẫn đến việc liên tục phải thay đổi, điều chỉnh kế hoạch (cả nguồn vốn NSTW và NSĐP), làm cho công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư của KBNN gặp không ít khó khăn.

Ba là, ý thức chấp hành chính sách, chế độ về đầu tư của một số các

chủ đầu tư chưa nghiêm. Đồng thời, một số Bộ, ngành, địa phương cũng chưa chấp hành đúng quy định về việc phân bổ kế hoạch, về điều kiện ghi kế hoạch, dẫn tới kế hoạch còn dàn trải, thiếu thủ tục và chưa đồng bộ. Ngoài ra, việc chấp hành chế độ quyết toán vốn của một số chủ đầu tư chưa nghiêm, nên cho đến nay có nhiều dự án tuy đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện quyết toán, dẫn đến tồn đọng tài khoản với số lượng lớn, hiện nay còn hơn 16.000 tài khoản chưa được tất toán (trong đó NSTW là 2.270 tài khoản, NSĐP là 13.860 tài khoản).

Tóm lại, cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian qua mặc dù đã được bổ sung và sửa đổi nhiều lần cho đảm bảo yêu cầu quản lý song vẫn còn khá nhiều hạn chế như quy trình cấp phát NSNN còn bất hợp lý; phương thức cấp phát NSNN chưa phù hợp với giai đoạn hiện nay; chưa tách biệt rõ người chuẩn chi và người kế toán công quỹ; các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu còn thiếu và lạc hậu,... Đặc biệt là chưa được đặt trên nền tảng của hệ thống cơ chế kiểm soát hoàn chỉnh và đồng bộ. Những hạn chế trên đã làm giảm hiệu quả và vai trò của KBNN trong công tác kiểm soát chi NSNN, đồng thời gây ra các hiện tượng tiêu cực, làm thất thoát vốn của NSNN. Vì vậy, để hướng tới một nền tài chính lành mạnh, vững chắc, thì vấn đề đặt ra là phải tìm được những giải pháp hữu hiệu, nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)