Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 93)

Trình độ công nghệ thanh toán của nền kinh tế trong đó có công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng và KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi NSNN nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung của toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ cần phải có những quyết sách cụ thể để nhanh chóng xây dựng một công nghệ thanh toán hiện đại từng bước hoà nhập với trình độ thanh toán của khu vực và thế giới, tiến tới hạn chế tình trạng sử dụng tiền mặt quá nhiều như hiện nay và đẩy nhanh tốc độ thanh toán của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Để giải quyết vấn đề trên, về phía Bộ Tài chính và KBNN cần tập trung xử lý tốt một số nội dung sau:

Một là, tạo hành lang pháp lý đối với việc quản lý chi tiêu bằng tiền mặt

trong hệ thống KBNN. Cụ thể, Bộ Tài chính cần có văn bản quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị sử dụng NSNN, KBNN trong việc quản lý chi tiêu bằng tiền mặt; các nội dung được phép chi bằng tiền mặt; tỷ lệ chi bằng tiền

mặt so với tổng mức dự toán đã được duyệt, trật tự ưu tiên các khoản chi bằng tiền mặt,... Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc giảm bớt khối lượng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN, mà nó còn giúp nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước đối với việc chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN.

Hai là, cải tiến quy trình nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ của cơ

quan KBNN, hiện đại hóa công nghệ thanh toán. Đây là một trong những điều kiện cần thiết nhằm tăng cường tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta cần đề ra những bước đi thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tin học hoá trong ngành KBNN. Tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thanh toán, kế toán. Triển khai nối mạng ở KBNN tỉnh, thành phố chưa có mạng cục bộ, tiến tới nối mạng diện rộng trong phạm vi toàn quốc. Xây dựng và đưa các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán, kế toán, báo cáo và kiểm tra vào mạng. Từ đó, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và có độ an toàn cao cho các khách hàng.

Ba là, nâng cao chất lượng công tác dự báo và tổ chức thu, chi bằng tiền

mặt. Để giải quyết tốt vấn đề này các đơn vị KBNN phải xác định chính xác các khả năng thu, nhu cầu chi bằng chuyển khoản, tiền mặt trong những thời kỳ khác nhau. Từ đó, xác định mức tồn quỹ tiền mặt cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tránh tình trạng dự trữ tiền mặt quá lớn trong kho vừa gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán chi trả bằng chuyển khoản tại đơn vị vừa gây lãng phí về vốn đối với nền kinh tế nói chung và đối với KBNN nói riêng. Đồng thời, việc tổ chức điều chuyển tiền mặt trong hệ thống (hoặc rút tiền mặt từ ngân hàng) phải tính tới nhu cầu, tốc độ thu, chi vốn thực tế tại địa bàn, yêu cầu dự trữ và tính cân đối giữa chuyển khoản và tiền mặt trong cơ cấu vốn.

Các đơn vị KBNN cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại quốc doanh quận, huyện để các đơn vị này cung cấp tiền mặt cho KBNN theo đúng kế hoạch hai bên đã thoả thuận và tiến độ thu, chi thực tế. Thực hiện tốt quy trình, thủ tục giao nhận, kiểm đếm theo bó niêm phong giữa KBNN với hệ thống ngân hàng nhằm làm giảm bớt thời gian, công sức đối với nghiệp vụ này. Tăng cường khối lượng và tỷ trọng điều chuyển vốn bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, từng bước hạn chế và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn việc điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa KBNN tỉnh, thành phố với các KBNN quận, huyện.

Bốn là, tăng cường tỷ trọng cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN

bằng chuyển khoản cho các cơ quan, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công. Để đạt được điều này cần có quy định tất cả các các cơ quan, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công phải mở tài khoản tiền gửi tại KBNN hoặc các ngân hàng phục vụ. Với việc quy định như vậy, sẽ góp phần giảm bớt tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong hệ thống KBNN.

Năm là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho các đơn vị

giao dịch sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán liên kho bạc, thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển tiền,... Qua đó tạo tâm lý, thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của các đơn vị.

3.4. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 93)