Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Luật NSNN (sửa đổi) đã được ban hành vào năm 2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 thay thế Luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NSNN năm 1998. Luật NSNN năm 2002 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của Luật NSNN năm 1996. Theo quy định của Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008, thì cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN được thực hiện theo các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, về việc phân bổ, giao dự toán NSNN:

- Từ năm 2004 - năm 2007: Dự toán chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN được giao chi tiết theo 04 nhóm mục chi chủ yếu sau chi thanh toán cá nhân (bao gồm các mục chi: 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 122, 124 của mục lục NSNN); chi nghiệp vụ chuyên môn (gồm các mục

chi từ mục 109 đến mục 119 trừ mục 118); chi mua sắm, sửa chữa (mục 118, 144, 145) và nhóm mục chi khác bao gồm tất cả các mục chi còn lại của MLNSNN trừ các mục chi đầu tư XDCB. Việc giao dự toán theo nhóm mục như trên sẽ tạo tính chủ động cho đơn vị trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí NSNN cấp, hạn chế được cơ bản tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán như trước đây. Đối với KBNN thì việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN theo dự toán được phân bổ cũng có sự thay đổi, đó là việc thực hiện kiểm soát, thanh toán theo 04 nhóm mục chi và nhu cầu chi quý do đơn vị lập gửi KBNN.

- Từ năm 2008 trở đi: Dự toán chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN được giao chi tiết đến Loại, Khoản của MLNSNN (không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi và không phân bổ chi tiết theo từng quý trong năm). Đối với các khoản dự toán năm 2007 ứng trước cho năm 2008 vẫn theo 4 nhóm mục, sang năm 2008 các đơn vị KBNN hạch toán điều chỉnh vào nhóm 004.

Thứ hai, về hình thức cấp phát NSNN: Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định thay thế việc cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí bằng chi trả thanh toán theo hình thức rút dự toán tại KBNN, đây là bước thay đổi mang tính đột phá của Luật NSNN sửa đổi, nó góp phần cải cách một cách triệt để thủ tục hành chính trong việc cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN. Việc bãi bỏ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí đã giảm bớt các thủ tục rườm rà không cần thiết, tốn kém cả về vật chất và thời gian, và không đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Với thay đổi về hình thức cấp phát như trên thì việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN của KBNN cũng được thay đổi. Cụ thể là:

- Từ năm 2004 – 2007: Căn cứ vào dự toán chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị được giao và nhu cầu chi quý do đơn vị đăng ký, KBNN thực

hiện kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN theo đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Từ năm 2008 trở đi: Căn cứ vào dự toán chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị được giao, KBNN thực hiện kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN theo đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

Thứ ba, bổ sung thêm phương thức cấp phát NSNN qua KBNN: Theo quy định của Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN đã quy định bổ sung thêm 02 phương thức cấp phát mới đó là tạm cấp kinh phí NSNN và chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN, cụ thể:

- Tạm cấp kinh phí NSNN được thực hiện đối với một số khoản chi như chi lương, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi công tác phí và một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN, chi cho các dự án chuyển tiếp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và chi bổ sung cho ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới khi đầu năm ngân sách, dự toán NSNN và phương án phân bổ NSNN chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN theo quy định. Mức tạm cấp tối đa không vượt quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước và được thu hồi ngay sau khi dự toán và phương án phân bổ NSNN được cơ quan có thẩm quyền quyết định bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng trong dự toán NSNN được phân bổ của các đơn vị sử dụng NSNN.

- Chi ứng trước dự toán cho năm sau được thực hiện cho một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ, chính sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định song chưa được bố trí trong dự toán và nguồn

dự phòng NSNN không đáp ứng được. Đối với những khoản chi này, KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhưng tổng số chi không vượt quá 20% dự toán chi NSNN theo từng lĩnh vực tương ứng năm ngân sách hiện hành đã được giao hoặc số kiểm tra dự toán chi ngân sách nhà nước đã thông báo cho cơ quan, đơn vị đó.

Thứ tư, quy định về kiểm soát, thanh toán đối với các khoản chi về mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định:

- Từ năm 2004 – 2006: không giống với các khoản chi khác, ngoài việc tuân thủ dự toán chi năm được giao các khoản mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định còn phải tuân thủ dự toán chi quý do cơ quan có thẩm quyền duyệt (cùng với dự toán năm), đồng thời khi thực hiện việc mua sắm, sửa chữa đơn vị phải dự trù chi tiết kinh phí cho việc mua sắm, sửa chữa trình cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt và gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

- Năm 2007: phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN được giao chi tiết đến Loại, Khoản của MLNSNN theo 4 nhóm mục chi (không cần phân bổ chi tiết theo từng quý) và gửi KBNN để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

- Từ năm 2008 trở đi: phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chỉ cần giao chi tiết đến Loại, Khoản của MLNSNN (không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi và không phân bổ chi tiết theo từng quý trong năm) và gửi KBNN để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

Thứ năm, quy định về việc chuyển tạm ứng sang năm sau của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước: theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật NSNN (sửa đổi); Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn công

tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, thì việc chuyển tạm ứng sang năm sau được thực hiện như sau: Các khoản tạm ứng đến hết ngày 31/12 chưa đủ thủ tục thanh toán được phép tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì đơn vị phải làm thủ tục chuyển tạm ứng sang năm sau. Nếu các khoản tạm ứng được cơ quan tài chính cùng cấp cho phép chuyển tạm ứng của năm trước sang năm sau thì hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau; nếu không được chấp thuận cho chuyển tạm ứng sang năm sau thì KBNN thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào mục chi tương ứng của dự toán ngân sách năm sau của đơn vị”.

Thứ sáu, ngày 6/4/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN thì thay thế các nội dung về những quy định chung; Hệ thống chứng từ kế toán; hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống sổ kế toán ban hành kèm theo Quyết định 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ kế toán ngân sách và KBNN. Đây là chế độ kế toán nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN đối với các nội dung liên quan tới công tác kế toán ngân sách và kế toán KBNN theo tinh thần của Luật NSNN (sửa đổi).

Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ chi thường xuyên tại KBNN

(1) (2)

(4) (3)

(1) Đơn vị sử dụng ngân sách gửi đầy đủ các hồ sơ, chứng từ chi cho bộ phận kế toán;

(2) Sau khi kiểm tra tài liệu tính hợp lệ của tài liệu, bộ phận kế toán trình lãnh đạo KBNN duyệt;

(3) Lãnh đạo KBNN duyệt, trả hồ sơ, chứng từ cho bộ phận kế toán; (4) Bộ phận kế toán làm thủ tục cấp phát, chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)